Cúc tần giúp hỗ trợ điều trị viêm phế quản, hen suyễn
Cúc tần là loại cây mọc hoang dại và vô cùng quen thuộc đối với người dân ở vùng quê Việt Nam. Nhưng rất ít người lại biết đến được công dụng hỗ trợ chữa bệnh tuyệt vời của nó. Cúc tần là một vị thuốc dân gian có tác dụng hỗ trợ chữa sốt, ho, đau nhức xương khớp, hen xuyễn…Hãy đọc hết bài viết dưới đây để biết hết về công dụng cũng như cách dùng để hỗ trợ chữa bệnh của cây dược liệu này hơn nhé!!

Giới thiệu về cây cúc tần
Tên khoa học là Pluchea indica.
Thuộc họ cúc.
Tên gọi ở một số địa phương khác: cây từ bi, cây lức, cây đại ngải…
Cây thường mọc hoang ở bờ bụi phổ biến nhất ở vùng quê miền bắc.
Đặc điểm cây cúc tần
Thuộc dạng thân gỗ phân ra nhiều nhánh nhỏ, cây có chiều cao khoảng 1,8m và có lông. Lá cúc tần mọc so le nhau và có cuống ngắn, mép lá có hình răng cưa nhưng không đều, đầu lá nhọn có màu lục pha xám.
Hoa màu tím nhạt, mọc tụ ở ngọn của cây. Quả nhỏ có hình trụ và có 10 cạnh.

Phân bố cây cúc tần
Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ và Malaysia mọc chủ yếu ở ven đồi núi. Bởi nó phân ra rất nhiều cành nên nhiều người đã sử dụng để làm hàng giào xung quanh cổng.
Ở nước ta cúc tần chủ yếu mọc nhiều ở các tỉnh miền bắc như Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Tuyên Quang…
Gần đây loại cây này được sử dụng làm dược liệu nên đã được mọi người trồng rất nhiều.
Bộ phận được sử dụng, thu hái, chế biến và bảo quản.
Phần lá và rễ chính và phần sẽ sử dụng làm dược liệu.
Thu hái cúc tần quanh năm để chế biến thuốc. Việc thu hái cũng rất đơn giản, chỉ việc hái lấy phần lá, ngọn và rễ cúc tần để làm dược liệu.
Chế biến: sau khi thu hái ta sẽ mang rửa sạch loại bỏ đất cát bụi bẩn phần rễ có thể cắt ngắn sau đó đem đi phơi khô.
Bảo quản trong túi nilon buộc chặt đầu, để nơi khô giáo thoáng mát tránh ánh nắng trực tiếp để ko bị mốc mọt.

Tính vị
Cúc tần có tính ấm, vị đắng, thơm.
Thành phần hóa học
Trong cúc tần có chứa nhiều tinh dầu cùng các thành phần hóa học như lipit, canxi, vitamin C, sắt, protit, caroten…
Công dụng của cây cúc tần
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy cúc tần giúp hỗ trợ lợi tiểu, tiêu ứ, sát trùng, hỗ trợ tiêu hóa tiêu độc, giúp ăn ngon miệng hơn. Ngoài ra còn hỗ trợ chữa đau lưng, thấp khớp, nhức đầu, sốt, viêm khí quản, hen xuyễn, bong gân…
Các bài thuốc sử dụng cúc tần

- Hỗ trợ chữa viêm phế quản: sử dụng 20g cúc tần khô rửa sạch, 3g gừng tươi cắt nhỏ, 2 nắm gạo, 50g thịt lợn nạc đem nấu cháo. Ăn trong 2 ngày sẽ có hiệu quả.
- Hỗ trợ chữa thấp khớp, đau nhức xương khớp: lấy30g rễ của cúc tần đem sắc lấy nước uống hàng ngày.
- Hỗ trợ chữa bệnh trĩ: kết hợp lá cúc tần, ngải cứu,lá sung, lá lốt, một củ nghệ lát mỏng. Đem đi nấu nước rồi sông hậu môn trong khoảng 10 phút. Sau đó nước ấm ta sẽ ngâm vào đó khoảng 15 phút nữa. Lau khô bằng khăn sạch, mềm.
- Hỗ trợ chữa nhức đầu, hạ sốt: sử dụng 20g lá cúc tần, 10g lá sẻ và 10 g lá chanh sắc lấy nước uống. Uống khi còn ấm.
- Hỗ trợ tiêu hóa: ta rửa sạch ngọn lá cúc tần tươi ăn sống có thể chấm thêm 1 chút muối sẽ dễ ăn hơn.
- Hỗ trợ chữa gai cột sống: sử dụng 1 nắm lá cúc tần tươi dã cùng một chút muối cho thêm khoảng 50ml bia. Lọc lấy nước uống, sử dụng trong vòng 1 tuần.
- Hỗ trợ chữa bong gân: sử dụng lá cúc tần, vỏ cây gạo, 1củ gừng, rau má đề đem dã nát. Dùng nẹp cố định lại xương rồi đắp thuốc vừa dã vào.
Tìm hiểu thêm: Sâm đương quy
*Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người vì vậy mà có người dùng thấy hiệu quả có người dùng chưa được hiệu quả như mong muốn*
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – Hòa Bình
Hotline: 0976.836.586
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.