Cây hy thiêm hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp

Cây hy thiêm là loại dược liệu nổi tiếng trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp vô cùng hiệu quả. Bài viết hôm nay dược liệu Hòa Bình xin giới thiệu cho mọi người về đặc điểm, công dụng và cách sử dụng cây hy thiêm để có hiệu quả nhất nhé!
Tên gọi khác: cỏ đĩ, chó đẻ hoa vàng, hy thiêm thảo.
Tên khoa học: Siegesbeckia orientalis
Họ: Cúc – Asteraceae
Đặc điểm cây hy thiêm thảo
Hy thiêm là loại cây thân cỏ sống hằng năm, cây cao khoảng từ 30-80cm. Thân cây rỗng ở giữa đường kính từ khoảng từ 0,2 đến 0,5cm và phân thành nhiều cành nhỏ. Thân và cành của cây đều có màu xanh lục và có phủ một lớp lông ngắn bên ngoài.
Lá hy thiêm mọc đối nhau, mép lá có răng cưa không đều, bề mặt lá nhăn nheo không được bằng phẳng. Mặt dưới của lá nổi rõ 1 gân chính và rất nhiều các đường gân phụ như mạng nhện vậy.
Hoa hy thiêm có hình đầu, màu vàng và mọc ra ở kẽ lá hoặc ở đầu cành. Quả bế, nhẵn có hình trứng, màu đen.
phân bố
Hy thiêm là loại cây hằng năm thường mọc ở những nơi đất ẩm như bờ ruộng, bãi đất trống, ven đường, bờ ao, bờ sông… Ở Việt Nam cây thường mọc hoang ở tất cả các tỉnh thành và thường mọc nhiều ở các tỉnh thành phía bắc như Hòa Bình , Vĩnh Phúc, Điện Biên, Tuyên Quang, Sơn La, Lai Châu…
Bộ phận sử dụng
Hầu như tất cả các bộ phận của cây hy thiêm đều được sử dụng làm thuốc, trừ rễ của cây.
Thu hái, sơ chế và bảo quản
Thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch hy thiêm là từ tháng 3-5 khi cây vẫn chưa ra hoa. Sau khi thu hái về cắt bỏ phẩn rễ của cây rồi băm thành từng đoạn ngắn và đem đi phơi hoặc xấy khô để sử dụng lâu dài.
Bảo quản bằng cách đóng gói vào túi nilon, để nơi khô giáo, thoáng mát, tránh để nơi ẩm ướt sẽ làm dược liệu bị hỏng.

Thành phần hóa học
Trong hy thiêm có chứa các hoạt chất có lợi cho cơ thể như tinh dầu, Darutin, Daturosid, Diterpen, Orientin, Darutigenol, Alcaloid, Melampolid.
Tính vị
Hy thiêm thảo có tính mát, vị đắng và cay
Quy kinh
Quy vào can và thận
Tác dụng của cây hy thiêm
- Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, phong tê thấp
- Giúp điều hòa kinh nguyệt
- Hỗ trợ điều trị bệnh gút
- Hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống
- Hỗ trợ giải độc, thanh nhiệt.
Cách dùng và liều lượng
Mỗi ngày có thể sử dụng 10-12g hy thiêm dưới dạng thuốc sắc, đắp ngoài da.

Bài thuốc từ cây hy thiêm
-
Bài thuốc hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp
Chuẩn bị: 10g hy thiêm
Thực hiện: đem đi rửa sạch, sắc với 1 lít nước sau đó cho thêm đường đen vào nấu cô lại thành cao. Chia làm 2 lần uống trong ngày, mỗi lần 1 chén nhỏ.
-
Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gút( gout)
Chuẩn bị: 20g hy thiêm thảo
Thực hiện: đem sắc với 800ml nước lọc đến khi còn 300ml thì được. Để nguội rồi chia làm 3 lần uống hết trong ngày.
-
Bài thuốc hỗ trợ điều trị huyết áp thấp
Chuẩn bị: 8g hy thiêm, 6g hoàng cầm, 6g thảo quyết minh, 4g trạch chi tử, 4g long đởm thảo.
Thực hiện: đem tất cả các dược liệu trên rửa sạch để ráo nước. Sau đó cho vào ấm sắc với 800ml nước đến khi còn một nửa thì tắt bếp. Chia làm 2 lần uống trong ngày.
-
Bài thuốc hỗ trợ điều trị đinh nhọt phát bối
Chuẩn bị: hy thiêm, ngũ diệp thảo, dã hồng hoa, đại toán với tỷ lệ bằng nhau
Thực hiện: giã nhuyễn các dược liệu rồi lọc lấy nước cốt uống.

Lưu ý khi sử dụng hy thiêm thảo
- Không nên sử dụng sắt khi đang uống hy thiêm thảo
- Trước khi sử dụng các bài thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ đặc biệt là đối với phụ nữ đang cho con bú, phụ nữ đang mang thai hay trẻ em
- Không dùng cho bệnh nhân thuộc âm hư mà không có phong thấp.
- Kiên trì sử dụng sẽ thấy được hiệu quả.
Tham khảo thêm: Cây nhân trần
*Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người vì vậy mà có người dùng thấy hiệu quả có người dùng chưa được hiệu quả như mong muốn*
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – Hòa Bình
Hotline: 0976.836.586
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.