Cây cỏ máu giúp bồi bổ cơ thể

Cây cỏ máu là loại thảo dược dân gian giúp bồi bổ cơ thể rất tốt ngoài ra cây còn có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh như điều hòa kinh nguyệt, giải độc, mát gan, hạ men gan, bổ huyết… Hãy cùng Dược Liệu Hòa Bình tìm hiểu về đặc điểm, công dụng và cách dùng cây thảo dược đặc biệt này ngay nào!
Tên gọi khác: kê huyết đằng, đại hoàng đằng, cây máu gà, cây dây máu…
Tên khoa học: Sargentodoxaceae
Họ: Huyết đằng
Đặc điểm cây cỏ máu
Cây cỏ máu là loại cây leo nhưng lại có thân gỗ và thân cây có thể dài từ 7-12 mét. Thân cây có hình trụ và có đường kính từ 3-4cm. Vỏ ngoài của thân sần sùi, có màu nâu nhạt.
Người ta gọi với cái tên cỏ máu cũng là có nguyên nhân của nó, bởi khi cắt thân ra ta thấy được chúng có một lớp nhựa màu đỏ tươi chảy ra giống như máu vậy.
Cỏ máu có lá kép dạng hình trứng, mặt trên của lá bóng nhẵn màu xanh đậm, mặt dưới nhạt hơn, có 1 gân chính và nhiều gân phụ nổi rõ ở mặt sau của lá. Hoa của cỏ máu có màu tím, mọc ra từ nách lá, cuống hoa ngắn và có phủ lớp lông ngắn. Quả cỏ máu có hình trứng, có lông nhung và trong quả có chứa hạt.
Phân bố
Cây cỏ máu mọc ở những nơi có độ cao từ 800m đổ lên. Và ở Việt Nam đã tìm thấy loại cây này thường mọc nhiều ở các vùng núi thuộc các tỉnh như Hòa Bình, Sơn La, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Khánh Hòa, Đồng Nai, Lâm Đồng…
Bộ phận sử dụng
Phần thân của cây cỏ máu được sử dụng làm dược liệu
Thu hái và sơ chế
Người ta có thể thu hoạch thân cỏ máu quanh năm được. Những thân cây già có vỏ màu nâu cầm vào thấy chắc sẽ được thu hái trước. Khi thu hái sẽ cắt bỏ hết phần cành lá chỉ lấy phần thân để sử dụng.
Có 2 cách sơ chế cỏ máu để sử dụng đó là dùng tươi và dùng khô.
- Dùng tươi: rửa sạch dược liệu, thái lát thành những phiến mỏng rồi sử dụng tươi
- Dùng khô: đem dược liệu đi ngâm trong nước khoảng 3 ngày, rồi đem đi rửa lại, thái mỏng. Đem đi phơi hoặc xấy khô
Bảo quản
Để dược liệu được sử dụng lâu dài cần có phương pháp bảo quản đúng cách. Ta sẽ đem đi đóng gói vào túi nilon hoặc để trong hộp đóng kín. Để nơi khô giáo thoáng mát, tránh để nơi ẩm ướt sẽ làm dược liệu bị mốc, mối mọt. Thỉnh thoảng có thể đem ra phơi lại đề phòng bị mốc, mọt.

Vị thuốc cây cỏ máu
Tính vị
Cỏ máu có tính ấm, vị đắng, có mùi thơm nhẹ.
Quy kinh
Quy vào kinh tỳ, can, thận.
Công dụng của cỏ máu
- Tăng cường lưu thông khí huyết, tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, bổ máu, giúp da dẻ hồng hào
- Giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, kích thích cảm giác thèm ăn, tốt cho người suy nhược cơ thể, gầy yếu.
- Hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, lợi sữa cho phụ nữ sau khi sinh.
- Hỗ trợ điều trị chứng đau lưng mỏi gối.
- Giúp mát gan, hỗ trợ giải độc gan và hạ men gan.
-
công dụng cây cỏ máu
Đối tượng nên sử dụng cỏ máu
- Phụ nữ sau sinh cơ thể mất máu, cơ thể yếu, phụ nữ kinh nguyệt không đều.
- Người bị suy nhược cơ thể, mệt mỏi, chán ăn, gầy yếu.
- Người uống rượu bia thường xuyên khiến men gan cao, suy giảm chức năng gan.
- Người bị đau nhức xương khớp, chân tay tê mỏi, đau lưng.
Liều lượng và cách dùng
Mỗi ngày sử dụng từ 10-30g cỏ máu.
Cách dùng: Sắc uống, ngâm rượu hoặc nấu thành cao
Bài thuốc sử dụng cỏ máu
-
Bài thuốc giúp bồi bổ cơ thể
Chuẩn bị: 50g cỏ máu
Thực hiện: đem đi sắc với 1,5 lít nước đến khi còn 800ml thì tắt bếp. Để nguội rồi uống hết trong ngày. Sử dụng trong vòng 2-3 tháng.
-
Bài thuốc hỗ trợ điều trị thiếu máu và thiếu máu lên não
Chuẩn bị: 300g cỏ máu đã phơi khô
Thực hiện: đem dược liệu dã vụn rồi ngâm với 1 lít rượu. Ủ trong vòng 10 ngày có thể sử dụng được. Mỗi ngày có thể uống một ly nhỏ cho đến lúc hết.
-
Bài thuốc hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt
Chuẩn bị: 16g cỏ máu, 12g ích mẫu, 10g ngưu kinh, 6g khương hoàng
Thực hiện: đem sắc dược liệu trên với khoảng 1 lít nước cho đến khi còn 1 lít thì tắt bếp. Chia thuốc sắc ra làm 3 lần uống trong ngày.
-
Bài thuốc hỗ trợ điều trị đau nhức, tê bì chân tay
Chuẩn bị: cỏ máu, ngũ hoa, mao đương quy, dây ruột gà, tang chi: mỗi loại 12g
Thực hiện: sắc các vị thuốc trên với 500ml nước lọc, sắc đến khi còn khoảng 300ml thì tắt bếp, để nguội chia làm 2 lần uống hết trong ngày.
-
Bài thuốc hỗ trợ điều trị đau lưng
Chuẩn bị: 16g cỏ máu, 16g củ kim cang, 16g rễ trinh nữ, 16g cườm thảo,12g ngưu tất nam, 8g quế chi, 8g cây bao kim, 6g trần bì.
Thực hiện: sắc lấy nước để uống mỗi ngày một thang.

Lưu ý khi sử dụng cây cỏ máu
Phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng cỏ máu bởi có thể sẽ gây động thai.
Mặc dù rất tốt khi sử dụng để bồi bổ cơ thể nhưng ko được lạm dụng mà hãy dùng đúng với liều lượng để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
Cỏ máu có tính ấm nên người có thể nhiệt nên cân nhắc trước khi sử dụng. Dùng nhiều có thể gây táo bón.
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất nhé!
Tham khảo thêm: Cây nhân trần
*Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người vì vậy mà có người dùng thấy hiệu quả có người dùng chưa được hiệu quả như mong muốn*
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – Hòa Bình
Hotline: 0976.836.586
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.