Công dụng của cây hoàng cầm. Được xem là một trong những loại thảo dược có ý nghĩa vô cùng to lớn trong ngành y dược Việt Nam nói riêng , cả thế giới nói chung. Hoàng cầm là một vị thuốc quen thuộc với nhiều công dụng hỗ trợ chữa trị tuyệt vời. Đây được xem như là khắc tinh của những căn bệnh như sốt, ho, nhức đầu, ung nhọt, kiết lị, hỗ trợ điều trị vàng da. Đặc biệt là chứng mất ngủ do dối loạn thần kinh,…đồng thời giúp điều kinh, an thai. Để biết rõ hơn về đặc điểm , công dụng của loại thảo dược này ta hãy cùng đọc bài viết dưới đây nhé!
1. Đặc điểm của cây hoàng cầm
Cây hoàng cầm còn có tên gọi khoa học là Scutellaria baicalensis và dân gian thường gọi là thử vĩ cầm, hoàng văn, điều cầm, không trường, tửu cầm,… Hoàng cầm thuộc họ hoa môi (Lamiaceae). Đây là loại cây thân thảo sống nhiều năm, có chiều cao trung bình từ 20-50 cm. Mặt bên ngoài màu vàng xẫm, rễ cây phình to
Thân cây mọc đứng, phân nhánh, hình vuông, phiến lá có hình mạc hẹp, lá mọc đối và có cuống lá rất ngắn. Lá có chiều dài từ 1,5 – 4cm, rộng từ 3 – 10mm phía dưới mặt lá có màu xanh nhạt nhưng mặt trên lại có màu xanh thẫm. Cây có hoa mọc ở đầu cành. Hoa có màu tím xen lẫn cả một chút màu lam chông rất bắt mắt gồm có 2 nhị lớn và 2 nhụy nhỏ, bầu có 4 ngăn. Cây sẽ đơm hoa vào tháng 7-8 và kết trái vào tháng 8-9 hàng năm. Bên ngoài quả màu nâu xẫm còn bên trong có hạt tròn màu đen. Cây này nước ta hiện phải nhập của trung quốc. Cây thường sống ở vùng cao nguyên đất vàng, sườn núi về hướng mặt trời mọc, nơi khô ráo. Phân bố nhiều ở các tỉnh vùng bắc và tây nam trung quốc.
Rễ cây hoàng cầm: Phần để làm dược liệu chính là phần rễ của cây. Vỏ bên ngoài có màu nâu nhạt bên trong lại có màu vàng nhạt, rễ khô thì có hình trụ tròn hoặc hình chùm xoắn, nhỏ dần về phía dưới. Mặt ngoài màu nâu vàng phần trên hơi sần sùi nhăn dọc.
Phân bố cây hoàng cầm: Hiện nay chúng ta vẫn phải nhập khẩu cây dược liệu này bởi ở Việt Nam loài cây này không thích nghi được khí hậu. Hoàng cầm chủ yếu sống ở phía bắc tây nam trung quốc và ở vùng cao nguyên có khí hậu nóng ẩm. Để có thể phát triển một cách tốt nhất. Hiện nay loại cây dược liệu này đang được nghiên cứu cấy ghép để có thể thích nghi với điều kiện khí hậu của Việt Nam.
2. Cách chế biến cây hoàng cầm
Người ta bắt đầu thu hoạch hoàng cầm vào mùa xuân và mùa thu bởi lúc này rễ của cây có được dược tính cao nhất. Lúc này họ đem cắt lấy rể rồi đem phơi khô hoặc đem xấy. Rồi đem cạo lớp vỏ bên ngoài xong lại đem phơi lại cho khô hoàn toàn. Tất cả các bước sơ chế đã xong việc còn lại chính là bảo quản hoàng cầm. Ta chỉ việc đem số rễ đã phơi khô đó đi đóng gói vào túi nilon tránh không khí ẩm sẽ là giảm dược tính cũng có thể làm hỏng nó.Có rất nhiều cách kết hợp hoàng cầm với những dược liệu hay nguyên liệu khác để hỗ trợ điều trị những bệnh khác nhau làm cho quá trình hỗ trợ điều trị đạt được hiệu quả cao.
Theo y học cổ truyền hoàng cầm có tác dụng hỗ trợ chữa trị các bệnh như ho do phế nhiệt, tiêu chảy, mụn nhọt, mắt đỏ sưng đau, đau bụng, chảy máu cam, tiêu ra máu, động thai, giúp ăn ngon hơn, hấp thụ tốt hơn và ngủ ngon,…
Theo y học hiện đại hoàng cầm có tác dụng hỗ trợ hạ huyết áp, ức chế nhu động ruột. Có tác dụng hỗ trợ kháng khuẩn, miễn dịch ngăn ngừa dị ứng ngoài ra dược liệu còn giúp hạ thân nhiệt lợi tiểu, tăng lượng mật,…
3. Cách dùng cây hoàng cầm
Khi dùng ta hãy sắc thành nước hoặc cũng có thể tán bột để kết hợp với các loại thuốc khác. Tùy thuộc vào mỗi bài thuốc mà ta căn chỉnh liều lượng sao cho hợp lý. Hoàng cầm dùng rượu sao thì khí nó đi lên sao với nước tiểu thì khí nó đi xuống, sao với nước mật lợn thì tả hỏa ở can đởm. Thứ khô cầm thì bỏ đầu, bỏ ruột đen rửa sạch, ủ kín một đêm cho mềm, bào mỏng, 1-2 ly. Sau khi phơi khô tẩm rượu 2 giờ rồi sao qua. Theo kinh nghiệm riêng, dùng sống có tác dụng hỗ trợ thanh nhiệt tả hỏa, dùng sao có giúp cầm máu đồng thời có thể tránh được vị đắng lạnh tổn thương tới vị.
4. Tác dụng của rễ cây hoàng cầm
Rễ cây có tác dụng hỗ trợ an thần, chống co giật, hỗ trợ điều trị nhức đầu, động kinh, rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương, ngăn ngừa bệnh dại. Ngoài ra, kinh nghiệm sử dụng rễ hoàng cầm làm thuốc còn cho thấy rượu thuốc hoàng cầm hỗ trợ điều trị được các bệnh về huyết áp như cao huyết áp, nhức đầu, mất ngủ. Tương tự như các loại thảo mốc khác, hoàng cầm cũng có thể dùng trong các bài thuốc kết hợp để các loại thuốc có thể tương hỗ lẫn nhau giúp hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh thuận lợi và đạt hiệu quả hơn. Bên cạnh những công dụng mà ta đã biết qua những bài thuốc y học cổ truyền hoàng cầm còn có ý nghĩa rất lớn trong nền y học hiện đại chính vì vậy mà nó vẫn luân được tìm tòi nghiên cứu tiềm năng điều trị bệnh.
5. Hoàng cầm có tác dụng gì?
Chống ung thư: Chiết xuất từ củ hoàng cầm qua nghiên cứu trong ống nghiệm và cả thực nghiệm trên cơ thể sống đều cho thấy hoạt tính chống ung thư. Làm giảm quá trình phát triển của các tế bào ung thư. Hỗ trợ quá trình chữa trị bệnh ung thư.
Chống oxy hóa: Các hoạt chất được phân lập từ vị thuốc này có tác dụng hỗ trợ bảo vệ tế bào giúp các tế bào chống lại các tổn thương do quá trình oxy hóa gây ra. Trong đó, baicalein được phát hiện là hoạt tính mạnh nhất. Các chất này đồng thời còn có tác dụng kích thích sản sinh ra các tế bào khác làm trẻ hóa tế bào giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng khả năng miễn dịch giảm thiểu khả năng mắc bệnh.
Bảo vệ tế bào thần kinh: Các nhà khoa học đã tìm kiếm và chứng minh thành công giúp bảo vệ tế bào thần kinh nơ ron dựa trên kinh nghiệm hỗ trợ điều trị đột quỵ từ củ hoàng cầm của dân gian. Ngoài ra hoàng cầm còn có tác dụng chống vius viêm gan B, chống co giật. Chiết xuất methanol từ củ hoàng cầm còn có tác dụng ức chế các enzyme sucrase ở đường ruột tăng khả năng cho hệ tiêu hóa và hỗ trợ điều trị các bệnh về đương ruột.
6. Khi sử dụng hoàng cầm cần lưu ý
Dù được xem là cây dược liệu có rất nhiều tác dụng tốt cho cơ thể nhưng cũng không phải vì thế mà ta lại sử dụng nó một cách bừa bãi thiếu khoa học để rồi lại gây ra những hậu quả khôn lường. Chính vì vậy trước khi sử dụng ta cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ tránh tình trạng sử dụng quá liều. Sử dụng ít hoặc thời gian sử dụng không được lâu dài cũng làm cho quá trình điều trị không có hiệu quả cao. Chú ý đến liều lượng cũng như hạn sử dụng, người có tính hàn thì không nên sử dụng hoàng cầm.
Hoàng cầm tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng hay dược liệu khác mà bạn đang sử dụng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả ta phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Sử dụng hoàng cầm đối với phụ nữ mang thai Giúp bổ huyết giúp huyết áp ổn định, giảm nguy cơ tiền sản giật khi mang thai.
Tìm thêm: Trinh nữ hoàng cung
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: Thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – Hòa Bình
Hotline: 0976 836 586
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.