Cây ngải cứu hỗ trợ điều trị cảm cúm, nhức đầu
Có lẽ cây ngải cứu là một loại cây vô cùng quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Nó không chỉ là một loại rau bổ dưỡng mà còn là loại dược liệu hỗ trợ điều trị bệnh rất hiệu quả như đau đầu, ho, cảm cúm, đau họng, suy nhược cơ thể, điều hòa kinh nguyệt…
Với rất nhiều công dụng hỗ trợ điều trị như vậy nhưng làm sao để có được hiệu quả tốt nhất khi sử dụng cây ngải cứu? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu về cây ngải cứu
Tên gọi khác: Ngải diệp, cỏ linh ti, thuốc cứu…
Tên khoa học: Artemisia vulgaris
Họ: Cúc (Asteraceae)
Đặc điểm cây ngải cứu
Ngải cứu là một loại cỏ sống lâu năm, thân cây có dãnh dọc. Cây cao khoảng từ 0,5-1m. Lá cây ngải cứu mọc so le nhau và thường là không có cuống. Hai mặt của lá có màu khác nhau, mặt trên thì nhẵn và có màu xanh thẫm. Mặt dưới có màu trắng tro và có nhiều lông nhung.
Hoa ngải cứu mọc thành cụm ở phần ngọn có màu xanh nhạt. Quả bế và không có lông.
Phân bố
Cây ngải cứu có nguồi gốc từ châu âu, châu á, bắc phi, bắc mỹ. Ở nước ta cây phân bố ở hầu hết các tỉnh thành nhất là ở các vùng quê, người dân thường trồng quanh vườn vừa để làm thuốc vừa để làm rau ăn.
Bộ phận được sử dụng
Toàn bộ cây gồm có lá và ngọn non của cây được sử dụng để làm thuốc
Thu hái, chế biến và bảo quản
Người ta thu hái lá và cành ngải cứu vào tháng 6 hằng năm khi cây đang trong mùa phát triển tươi tốt. Sau khi thu hái lá xong ta sẽ đem đi rửa sạch,thái nhỏ rồi phơi khô trong bóng râm. Cuối cùng là bước bảo quản, ta chỉ việc đóng gói bằng túi ni lon hoặc cũng có thể đựng vào hộp kín để bảo quản không bị ẩm mốc.
Thành phần hóa học
Trong lá ngải cứu có chứa rất nhiều tinh dầu và rất nhiều các hoạt chất khác như acid amin, cholin, flavonoid, adenin…
Vị thuốc
1/Tính vị
Ngải cứu có tính ấm, vị đắng
2/Quy kinh
Can, tỳ và thận
3/Công dụng của cây ngải cứu
- Hỗ trợ cầm máu.
- Hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh.
- Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, đau do thần kinh tọa.
- Hỗ trợ điều trị đau đầu, ho, cảm cúm.
- Hỗ trợ điều trị mụn, mẩn ngứa, rôm sảy
- Hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể.
- Hỗ trợ giảm cân
Các bài thuốc sử dụng cây ngải cứu
-
Giúp hỗ trợ điều hóa kinh nguyệt
Sử dụng 10g ngải cứu khô sắc với 200ml nước. Đến khi cạn còn một nửa cho thêm một chút đường cho dễ uống. Chia làm 2 lần uống trong ngày.
-
Hỗ trợ điều trị mụn, mẩn ngứa
Nếu bị mẩn ngứa hãy dã nát ngải cứu vắt lấy nước rồi pha vào nước tắm cho trẻ.
Hỗ trợ điều trị mụn bằng cách dã nát ngải cứu rồi đắp lên mặt khoảng 30 phút. Dùng trong vòng nửa tháng sẽ thấy được hiệu quả.
-
Hỗ trợ điều trị đau đầu, đau nhức xương khớp
Chuẩn bị: 300g lá ngải cứu tươi
Thực hiện: dã nát rồi vắt lấy nước. Pha thêm 2 thìa mật ong. Uống vào buổi trưa và buổi chiều, sử dụng khoảng nửa tháng.
-
Hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể
Chuẩn bị: 250g ngải cứu, 20g câu kỷ tử, 10g đinh quy, 2 quả lê, 1 con gà ác hoặc gà ri.
Thực hiện: Đem các nguyên liệu cho vào nồi với nửa lít nước. Đun nhỏ lửa đến khi thấy nước cạn còn một nửa. Nêm gia vị cho vừa ăn, chia làm 5 lần ăn trong ngày. Dùng trong vòng nửa tháng.
-
Hỗ trợ điều trị ho, cảm cúm, đau dây thần kinh
Chuẩn bị: 300g ngải cứu, 100g tía tô, 50g lá sả, 100g lá tần dầy
Thực hiện: đem đun với nửa lít nước sau đó để nguội và uống thay nước trong ngày. Sử dụng trong vòng 1 tuần.
Lưu ý khi sử dụng cây ngải cứu
Những đối tượng không nên sử dụng ngải cứu
- Người âm hư, huyết nhiệt
- Phụ nữ đang trong thai kỳ
- Người có bệnh về gan
- Người có chứng rối loạn đường ruột
- Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng ngải cứu nhé!
Tham khảo thêm: Hoa Nhài
*Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người vì vậy mà có người dùng thấy hiệu quả có người dùng chưa được hiệu quả như mong muốn*
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – Hòa Bình
Hotline: 0976.836.586
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.