Tìm hiểu về dược liệu cây Cẩu tích là cây gì?

Cẩu tích được tìm thấy ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta

Có nhiều người còn chưa nghe nói đến dược liệu cây Cẩu tích. Nhưng nói đến cây Lông cu li thì ai cũng biết đến. Thực chất đây cùng là một loại cây, trong giới dược liệu cây lông cu li còn được gọi là cây Cẩu tích. Vậy Cây cẩu tích là cây gì? Đặc điểm của cây Cẩu tích là gì? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Cây cẩu tích là cây gì?

Cẩu tích có tên khoa học là Cibotium barometz, thuộc họ Kim mao. Trong dân gian còn có tên khác là lông cu ly, kim mao cẩu tích, cây lông khỉ, cù liền, cù lần. Cẩu tích là vị thuốc nam sử dụng nhiều trong y học cổ truyền làm thuốc bổ can thận.

Cây cẩu tích
Cây cẩu tích

Đặc điểm của cây cẩu tích

Cẩu tích là một loại quyết thực vật hay dương xỉ, có thân rễ mọc đứng. Cẩu tích nghĩa là xung quanh cây bao phủ một lớp lông màu vàng rất giống như lông con chó (cẩu nghĩa là chó).

Là loại thực vật có thân to, mập, cao khoảng 1 – 3m. Cây mọc thẳng, các ngọn non và gốc được bao phủ bởi những sợi lông dài dày đặc, cứng, màu nâu vàng, dài.

Lá có hình trứng và hình elip, dài 1 – 2m. Mặt trên có màu xanh đậm hơn, mặt dưới có nếp gấp.

Cuống lá dày, khi còn non có màu xanh lục, cuống già chuyển sang màu tía. Cuống lá dài đến 1m hoặc hơn, mặt cắt ngang có hình tam giác. Dọc cuống có lông tơ dạng chùm. Phần trên cuống được bao phủ bởi các sợi lông nhỏ, gốc của cuống lá có nhiều sợi lông dài 1 – 1.5 cm.

Bào tử màu vàng nhạt, có vân hình xích đạo.

Phân bố

Loài dương xỉ này phân bố tương đối rộng rãi. Cây thích hợp ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở Trung Quốc, Đông Dương và Đông Nam Á. Người ta thường tìm thấy ở thung lũng, bìa rừng, ven bờ suối tại vùng đất thấp, khe núi ẩm ướt độ cao từ 100 đến 1500m.

Cây thích nghi tốt với điều kiện ấm áp và ẩm ướt. Nhiệt độ trung bình tối ưu thay đổi trong khoảng 20 đến 23 độ C; lượng mưa từ 1800 đến 2600 mm hàng năm. Nó phát triển mạnh trên đất axit và axit ferralitic màu nâu đỏ nhưng sẽ chịu được đất có tính kiềm nhẹ.

Tại Việt Nam, cây mọc rải rác khắp các vùng miền núi nước ta, nhiều nhất vẫn là miền núi vùng Tây Bắc như: Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình, Thanh Hóa…

Cẩu tích được tìm thấy ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta
Cẩu tích được tìm thấy ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta

Bộ phận dùng làm thuốc

Phần lông ở thân và rễ của cây cẩu tích thường được thu hái để làm dược liệu gọi là lông cu li hay kim mao cẩu tích.

Cách thu hái và chế biến

Chúng được thu hái vào mùa đông hay mùa hạ. Người dân thường chặt bỏ toàn bộ cành, đào lấy toàn bộ phần bẹ và những vùng có lông vàng của cây bao phủ.

Cây đào từ rừng về đem rửa sạch, cắt bỏ phần rễ (chỉ lấy phần củ và lông vàng) đem thái miếng phơi khô để làm thuốc. Nếu không sử dụng phần lông, có thể đốt hoặc rang phần thân rễ với cát nóng cho cháy hết lông. Sau đó ngâm nước, rửa sạch, đồ kỹ cho mềm. Tiếp theo thái mỏng, phơi hay sấy khô thuận tiện bảo quản. Khi dùng, tẩm chúng với rượu để một đêm rồi đem sao vàng.

Dược liệu của cây cẩu tích thường là những đoạn thân hay rễ có màu nâu nhạt hoặc nâu hơi hồng, chiều dài từ 4–10cm, mặt ngoài gồ ghề, lồi lõm, xung quanh có dính ít lông màu vàng nâu, cứng khó cắt và khó bẻ gãy khi khô, vị đắng ngọt. Cẩu tích rất dễ bị mốc nên cần bảo quản nơi khô ráo.

Lông cẩu tích có thể dùng để cầm máu
Lông cẩu tích có thể dùng để cầm máu

Thành phần hóa học

Phần thân và rễ có tới 30% là tinh bột và aspidinol, phần lông vàng nâu ở thân rễ có chứa tanin và sắc tố.

Ngoài ra, các sản phẩm chế biến cẩu tích (sấy, cắt, rang, luộc, v.v.) có chứa các hợp chất phenolic, dầu dễ bay hơi, sterol, glucoside, saccharide, axit amin, nguyên tố vi lượng như: Fe, Ca, Zn, Mg, N,Mn, Cu, …

Tính vị, quy kinh

Cây có vị đắng, tính ôn đi vào hai kinh can và thận. Vì vậy cây thường được dùng trong các phương thuốc để bồi bổ can thận. Ngoài ra, cây còn dùng để:

– Điều trị chứng phong tê thấp.

– Tác dụng cầm máu (với tên gọi lông cu li): khi bị chảy máu chỉ cần lấy một ít lông này đắp vào vết thương là cầm được máu ngay. Tác dụng này có được là do lông cu li hút huyết thanh của máu, hình thành máu cục bởi vậy làm cho máu chóng đông.

– Tác dụng mạnh gân xương nhất là ở người cao tuổi.

Xem thêm >>> Tác dụng của sâm Ngọc Linh

Trên đây là một số đặc điểm của cây cẩu tích. Hi vọng qua bài viết trên đã giúp bạn phần nào biết được cây cẩu tích là cây gì? Để biết thêm chi tiết về dược liệu này, hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:

CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng, Xã Cao Dương, Huyện Lương Sơn, Tỉnh Hòa bình

Hotline: 0976.836.586

Website: https://thaoduochoabinh.net/

* Lưu ý: Mọi tác dụng của dược liệu tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *