Rau má hỗ trợ điều trị huyết áp cao

Rau má là một loại rau vô cùng quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Nó không chỉ là loại thức ăn hằng ngày mà còn là nguồn dược liệu quý giúp hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh. Đặc biệt rau má còn giúp làm đẹp cho hội chị em phụ nữ.
Để hiểu sâu hơn về công dụng và cách dùng sao cho đạt được hiệu quả tốt nhất hãy tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!
Mô tả về cây rau má
Tên gọi khác: Tích tuyết thảo, liên tiền thảo, lôi công thảo
Tên khoa học: Centella asiatica (L.)
Họ: hoa tán – Apiaceae
Đặc điểm cây rau má
Cây rau má là loại cây thân thảo, mọc bò lan dưới đất, có màu xanh lục và có rễ mọc ra ở các đốt của cây. Lá của cây có dạng hình tròn, màu xanh, gân lá nổi rõ ở mặt dưới có dạng hình lưới và phần cuống lá dài từ 5-20cm.
Bộ rễ của rau má có màu trắng kem được che phủ bằng các lông tơ ở rễ. Còn hoa rau má có màu trắng, mọc thành các tán nhỏ và tròn ở gần mặt đất. Mỗi hoa được bao phủ một phần trong hai lá bắc màu xanh.
Phân bố
Cây rau má mọc ở khắp nơi, nhất là những nơi có khí hậu ẩm ướt. Mùa rau má phát triển nhất là vào tháng 4-6 hằng năm.
Bộ phận được sử dụng
Tất cả các bộ phận của cây rau má đều có thể sử dụng làm thuốc.

Thu hái và chế biến
Người ta có thể thu hoạch rau má quanh năm. Nhưng chủ yếu được thu hái vào mùa hè bởi đây là thời điểm rau má phát triển tươi tốt nhất.
Sau khi thu hái về ta tiến hành sơ chế rửa sạch đất cát còn bám ở cây rồi đem đi phơi hoặc xấy khô và cuối cùng là đem đi nghiền thành bột.
Thành phần hóa học
Trong rau má có chứa các hợp chất như saponin, beta – caroten, kali, alkaloid, sterol, magie, canxi, sắt, mangan, vitamin B1, B2, B3, K, L.
Tính vị
Rau má có tính hàn, vị đắng
Kinh quy
Quy vào can, thận và tỳ
Công dụng của rau má
Cây rau má từ xa xưa đã được biết đến là loại thảo dược dược có nhiều công dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả như nhiễm trùng do vi khuẩn, viêm đường tiết niệu, zona thần kinh, bệnh lao, viêm gan, viêm loét dạ dày, tiểu đường…
Theo như y học Ấn Độ thì đây là loại thuốc lợi tiểu, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng. Ở Napal cây được dùng làm thuốc bổ thần kinh, đắp lá tươi để điều trị vết thương.
Rất nhiều người đã dùng nước rau má để thoa lên da để làm mờ sẹo và vết dạn da do mang thai.

Cách sử dụng rau má
-
Nấu canh rau má
Có thể nấu canh rau má bằng cách vò qua hoặc thái nhỏ rồi nấu chung với thịt bằm, hến hoặc tôm khô. Tra thêm chút muối và bột ngọt cho vừa ăn, ăn canh rau má rất tốt trong việc giải nhiệt vào mùa hè.
-
Làm nước ép rau má
Chuẩn bị khoảng 200 gam rau má tươi, 5gam đường, 400ml nước lọc.
Thực hiện: rửa sạch phần rau má sau đó sử dụng máy say sinh tố để xay nhuyễn. Đổ nước vào và say lại 1 lần nữa, đổ ra và lọc bỏ phần bã. Sau đó pha thêm chút đường để dễ uống, ta có thể để trong tủ lạnh uống sẽ ngon hơn đó!
-
Pha trà rau má
Ta có thể sử dụng rau má đã phơi khô rồi pha uống như trà hằng ngày. Điều này sẽ vô cùng tốt đối với sức khỏe của chúng ta.

Lưu ý khi sử dụng rau má
- Mặc dù rất tốt đối với sức khỏe nhưng ta cũng không nên lạm dụng quá mức, mỗi ngày chỉ nên dùng 30g rau má và không dùng quá 1 tháng. Nếu muốn sử dụng tiếp ta hãy ngưng sử dụng nửa tháng rồi dùng tiếp.
- Nếu gặp trường hợp bị dị ứng ta nên ngừng ngay việc sử dụng rau má.
- Phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng rau má
- Người bị bệnh tiểu đường chỉ nên sử dụng ít rau má, dùng nhiều sẽ làm tăng lượng đường trong máu.
- Người đang sử dụng thuốc an thần sử dụng rau má sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.
Tham khảo thêm: Quả la hán
*Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người vì vậy mà có người dùng thấy hiệu quả có người dùng chưa được hiệu quả như mong muốn*
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – Hòa Bình
Hotline: 0976.836.586
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.