Dây đau xương là thảo dược quý của núi rừng Hòa Bình. Nó có tác dụng hỗ trợ các bệnh lý về xương khớp: thoái hóa khớp, viêm khớp, phong tê thấp vô cùng hiệu quả. Ngoài ra chúng được sử dụng để giúp thanh nhiệt giải độc, kháng viêm.
Giới thiệu về dây đau xương
Tên gọi khác: Khoan cân đằng.
Tên khoa học: Tinospora sinensis.
Khu vực bố: phân bố chủ yếu ở vùng núi có khí hậu nhiệt đới. Chủ yếu ở Tây Bắc.
Bộ phận sử dụng: Lá của cây.
Thu hái và chế biến: Thu hoạch vào mùa thu hàng năm. Lấy lá về có thể dùng tươi hoặc khô.
Thành phần hóa học: alcaloid
Đặc điểm của cây dây đau xương
Dạng thân leo, cành dài rũ xuống.
Lá hình tim, có gân tỏa khắp mặt lá.
Hoa mọc thành chùm.
Qủa chín màu đỏ.
Xem thêm: Cây sâm đất
Xem thêm: Cây hồng hoa
Tác dụng của cây dây đau xương
Chấn thương tụ máu.
Hỗ trợ điều trị bệnh gút.
Hỗ trợ điều trị đau vai gáy.
Hỗ trợ điều trị sốt rét kinh niên.
Hỗ trợ điều trị thoái hóa xương khớp.
Hỗ trợ điều trị bệnh tràn dịch khớp gối.
Hỗ trợ điều trị tê bại, xương khớp đau nhức.
Những đối tượng sử dụng dây đau xương
Bệnh nhân Gút.
Bệnh nhân bị sốt rét.
Người bị đau vai gáy.
Người bị trấn thương, tụ máu.
Bệnh nhân bị tràn dịch khớp gối.
Bệnh nhân mắc bệnh phong tê thấp.
Người già bị đau nhức xương khớp.
Một số bài thuốc chữa bệnh xương khớp từ Dây đau xương
Các nghiên cứu đã khẳng định Dây đau xương là vị thuốc có tác dụng rất tốt trong việc đẩy lùi và hỗ trợ điều trị các bệnh lý xương khớp. Trong dân gian cũng lưu truyền một số bài thuốc từ vị thuốc này có thể tham khảo.
Chữa sai khớp, bong gân (Hải Thượng Lãn Ông)
Dùng nắm lá Dây đau xương, quế, hồi hương, đinh hương, vỏ sòi, vỏ núc nác, gừng tươi, lá canh châu, mủ xương rồng bà, lá thầu dầu tía, lá náng, lá kim cang, lá mua, huyết giác, nghệ tươi, hạt trấp, hạt máu chó, lá bưởi bung, lá tầm gửi cây khế. Rửa sạch các vị thuốc, giã nhỏ, sao nóng và chườm vào chỗ đau.
Chữa đau nhức xương khớp, viêm khớp vùng cổ và thắt lưng
Cách 1: Dùng Dây đau xương giã nhỏ rồi trộn với một ít nước đắp lên vùng đau nhức.
Cách 2: Thái nhỏ thân Dây đau xương rồi đem sao vàng, ngâm rượu với tỷ lệ 1:5. Dùng rượu này uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ. Phụ nữ không uống được rượu thì có thể sắc với nước để uống. Dùng liên tục trong 15-20 ngày để giảm đau nhức.
Chữa đau lưng, mỏi gối do thận hư yếu (theo Tài nguyên Cây thuốc Việt Nam)
Dây đau xương, rễ gối hạc, rễ cỏ xước, thỏ ty tử (mỗi vị 12g); cẩu tích, củ mài (mỗi vị 20g); bổ cốt toái, tỳ giải, đỗ trọng (mỗi vị 16g). Cho tất cả các vị thuốc trên vào ấm sắc lấy nước uống hoặc ngâm rượu.
Theo bác sĩ Nghĩa, bản thân Dây đau xương là một cây thuốc Nam rất tốt, tuy nhiên hiệu quả sử dụng còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa hấp thu của từng người bệnh, nguồn gốc, cách chế biến và bảo quản dược liệu…
*Lưu ý: Tác dụng của sản phẩm có thể tùy thuộc vào cơ địa mỗi người*
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.