Củ tam thất

Củ tam thất là một loại sâm quý hiếm ở nước ta và được rất nhiều người sử dụng bởi vì nó có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe. Loại củ tam thất này ngoài việc giúp bồi bổ cơ thể ra thì còn được sử dụng rất phổ biến trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh như cầm máu, tiêu viêm, giảm đau, cao huyết áp, đái tháo đường, đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp, loét dạ dày tá tràng… Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng loại dược liệu này như thế nào? Chúng ta hãy cùng đi vào bài viết dưới đây.
Giới thiệu về cây tam thất
Tên gọi khác: Tam thất rừng, sâm vũ diệp
Tên khoa học: Panax pseudo-ginseng
Họ: ngũ hoa bì – Araliaceae
Đặc điểm cây tam thất
Tam thất là loại cây thân thảo, sống lâu năm. Thân cây mọc đứng, cao từ 30-60cm và không có lông. Thân cây có rãnh dọc ở giữa, lá tam thất thuộc dạng lá kép, có từ 3-5 lá mọc vòng và viền lá có răng cưa. Hoa tam thất có màu xanh nhạt mọc thành trán ở phần ngọn, mùa hoa từ tháng 5-7 sau đó ra quả vào tháng 8-10. Quả tam thất có hình dẹt, khi chín có màu đỏ, bên trong có hạt màu trắng.
Phần củ hay chính là phần rễ cây phát triển mà thành có hình dạng giống như củ gừng vậy.
Bộ phận được sử dụng
Phần củ tam thất là bộ phận chủ yếu được sử dụng để làm dược liệu

Thu hái, sơ chế và bảo quản
Người ta thu hái củ tam thất khi cây có tuổi thọ từ 3 năm. Thu hoạch trước khi cây ra hoa bởi vì đây là thời điểm cây hấp thụ các chất chủ yếu để nuôi rễ nên lúc này dược tính trong rễ cây sẽ cao nhất. Sau khi thu hái về sẽ cắt bỏ phần thân lá chỉ lấy phần củ, đem rửa sạch đất cát, để ráo nước rồi đem đi phơi hoặc xấy khô.
Bảo quản bằng cách đóng gói vào túi nilon hoặc đựng trong hộp đậy kín. Để nơi khô giáo thoáng mát, tránh nơi có độ ẩm cao sẽ làm dược liệu bị mốc. Thỉnh thoảng có thể đem đi phơi lại để đảm bảo dược liệu không bị mốc.
Tác dụng của củ tam thất
Trong đông y, củ tam thất có tính ấm, vị ngọt và hơi đắng, chính vì vậy mà nó có tác dụng :
- Cầm máu, giảm đau
- Hỗ trợ điều trị ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, kiết lỵ ra máu
- Hỗ trợ điều trị băng huyết, rong kinh, phụ nữ sau khi sinh bị hoa mắt chóng mặt
- Hỗ trợ điều trị chướng bụng, đau bụng
- Hỗ trợ điều trị viêm tấy sưng nề, tụ máu…
- Giúp bồi bổ, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
-
bài thuốc từ củ tam thất
Một số bài thuốc từ củ tam thất
-
Bài thuốc hỗ trợ điều trị ra nhiều máu sau khi sinh
Chuẩn bị: 10g bột tam thất, nước gạo
Thực hiện: đem bột tam thất pha với nước gạo rồi uống. Mỗi ngày uống 2 lần.
-
Bài thuốc hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể
Chuẩn bị: 12g củ tam thất, 40g sâm bố chính, 40g ích mẫu, 20g kê huyết đằng, 12g hương phụ
Thực hiện: Đem các nguyên liệu say nhỏ, mỗi ngày dùng 30g hãm với nước sôi rồi uống.
-
Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm loét hành tá tràng
Chuẩn bị: 12g bột tam thất, 9g bạch cập, 3g mai mực
Thực hiện: đem nghiền thành bột, mỗi lần dùng 3g hãm với nước sôi để uống. Ngày uống 3 lần
-
Bài thuốc hỗ trợ điều trị huyết áp thấp
Mỗi ngày sử dụng 3g bột tam thất pha với nước ấm để uống vào mỗi bữa sáng. Kiên trì sử dụng để có hiệu quả tốt nhất.
-
Bài thuốc hỗ trợ điều trị tiểu ra máu
Chuẩn bị: 4g bột tam thất, cỏ bấc đèn, gừng tươi
Thực hiện: sắc cỏ bấc đèn với gừng tươi. Sắc xong để nước ấm thì pha bột tam thất vào và uống ngày 2 lần.

Lưu ý khi sử dụng củ tam thất
Trẻ em, phụ nữ có thai và đang cho con bú cần thận trọng khi sử dụng củ tam thất.
Nếu dùng tam thất để cầm máu thì không nên dùng chung với tỏi và gừng.
Sử dụng tam thất đúng với liều lượng chỉ định không được lạm dụng sẽ gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Đồng thời cũng phải kiên trì sử dụng để có được hiệu quả tốt nhất.
Người bình thường cũng có thể sử dụng để tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Tham khảo thêm: Nấm ngọc cẩu
*Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người vì vậy mà có người dùng thấy hiệu quả có người dùng chưa được hiệu quả như mong muốn*
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – Hòa Bình
Hotline: 0976.836.586
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.