Cây dạ cẩm hỗ trợ điều trị đau dạ dày

Trong dân gian có rất nhiều các vị thuốc quý và một trong số đó phải kể đến đó là cây dạ cẩm. Loại cây thảo dược này có công dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh như viêm loét miệng, lở mồm, đầy hơi, chướng bụng, viêm loét dạ dày, viêm hang vị…Vậy để sử dụng cây dạ cẩm như thế nào để có hiệu quả nhất? chúng ta hãy cùng đi vào bài viết dưới đây nhé!
Tên khoa học: Đứt lưỡi, loét miệng, đứt lượt, ngón lợn, Chạ khẩu cắm
Tên khoa học: Hedyotis Capitellata Wall.ex G.Don
Họ: Cà phê – Rubiaceae
Đặc điểm cây dạ cẩm
Cây dạ cẩm là loại thực vật thân leo, cao từ 1-2 mét. Thân cây hình trụ và có phủ một lớp lông mịn ở bên ngoài. Các mấu ở thân phình to và toàn bộ thân đều có màu xanh hoặc tím. Lá dạ cẩm mọc đối nhau dài từ 10-15cm, rộng từ 3-5cm, có hình bầu dục hoặc hình trứng thuân dài. Đầu lá nhọn, cuống lá ngắn, mặt sau của lá nổi nhiều gân, mặt trên nhẵn và có màu đậm hơn mặt dưới.
Hoa dạ cẩm có màu trắng tinh, mọc ra ở phần kẽ lá và chúng thường mọc thành từng chùm. Mỗi cánh hoa sẽ có lớp lông ngắn ở mặt ngoài. Quả nang nhỏ xếp thành hình cầu và bên trong quả có chứa hạt màu đen.
Dạ cẩm ra hoa vào tháng 5-7 sau đó kết trái vào tháng 6-8 hằng năm.

Phân bố
Cây dạ cẩm là loại thực vật mọc hoang ở rất nhiều nơi đặc biệt là các tỉnh miền núi phía bắc nước ta như Hà Giang, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái…
Bộ phận được sử dụng
Lá, hoa, ngọn non và rễ cây dạ cẩm đều có thể sử dụng để làm dược liệu.
Thu hái, sơ chế và bảo quản
Ta có thể thu hoạch dạ cẩm quanh năm được nhưng thời điểm tốt nhất để thu hoạch dạ cẩm vẫn là vào mùa xuân khi cây vẫn chưa ra hoa. Sau khi thu hoạch về sẽ đem đi sơ chế rửa sạch cây để loại bỏ đất cát, bụi bẩn rồi để ráo nước. Cắt thành từng đoạn ngắn, đem đi sao vàng hạ thổ. Tiếp tục mang đi sấy khô để đảm bảo dược liệu sử dụng lâu dài không bị mốc.
Bảo quản bằng cách đóng gói vào túi nilon, để nơi khô giáo thoáng mát.
Thành phần hóa học
Trong dạ cẩm có chứa các chất như Tanin, ancaloit, saponin, anthra-glucozit
Tính vị
Dạ cẩm có tính bình, vị ngọt nhẹ
Quy kinh
Quy vào kinh tỳ và vị
Công dụng của cây dạ cẩm
- Theo như y học cổ truyền dạ cẩm có tác dụng: thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, giảm sưng đau, hỗ trợ điều trị viêm loét, cân bằng dịch axit dạ dày…
- Theo y học hiện đại cây dạ cẩm có công dụng: cải thiện chứng bệnh ợ hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, viêm họng…
Đối tượng nên sử dụng
Những người nên sử dụng cây dạ cẩm là:
- Người bị viêm loét dạ dày, tưa lưỡi, lở mồm, nhiệt miệng
- Người bị đầy bụng, ăn uống khó tiêu, ăn không ngon, trào ngược thực quản dạ dày.
- Người bị vết thương ở ngoài da nhiễm trùng, lở loét
-
công dụng cây dạ cẩm
Bài thuốc từ cây dạ cẩm
-
Bài thuốc hỗ trợ điều trị đau dạ dày
Chuẩn bị: 30g lá dạ cẩm tươi
Thực hiện: đem đi sắc với 600ml nước, đến khi còn 200ml thì được. Để nước nguội rồi chia làm 3 lần uống trong ngày.
-
Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm loét miệng
Chuẩn bị: 200g cam thảo, 200g dạ cẩm
Thực hiện: đem đi tán thành bột, rồi sử dụng bột đó hãm với nước sôi. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần sử dụng 20g bột hãm với 200ml nước sôi.
-
Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm loét vết thương ngoài da
Chuẩn bị: 1 nắm lá dạ cẩm tươi và ngọn non
Thực hiện: đem đi dã nát, lấy bã và nước cốt đắp lên vùng da bị viêm, lở loét. Đắp trong vòng 20 phút thì lấy ra. Ngày đắp 2 lần rẽ rất nhanh mọc da non.

Lưu ý khi sử dụng
Dạ cẩm là vị thuốc có tác dụng rất tốt đối hỗ trợ điều trị dạ dày nhưng đối với phụ nữ đang mang thai cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Sử dụng đúng với liều lượng quy định không nên lạm dụng thuốc.
Hiện nay khi dùng dạ cẩm vẫn chưa thấy có tác dụng phụ gì. Nhưng nếu mọi người sử dụng thấy có biểu hiện xấu cần dừng ngay việc sử dụng thuốc.
Tham khảo thêm: cây mú từn
*Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người vì vậy mà có người dùng thấy hiệu quả có người dùng chưa được hiệu quả như mong muốn*
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – Hòa Bình
Hotline: 0976.836.586
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.