Râu mèo là một thảo dược quý có nhiều tác dụng như thanh nhiệt, tiêu viêm, trừ thấp, lợi tiểu. Dược liệu này đã được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh như viêm gan – thận, tiểu buốt, tiểu dắt, đau khớp, … Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến dược liệu này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thảo dược Cây râu mèo trong bài viết dưới đây nhé!
Mô tả dược liệu cây râu mèo
Cây râu mèo có tên khoa học là Orthosiphon spiralis, họ Hoa môi (Lamiaceae). Cây còn có tên gọi khác là Mao trao thảo, cây bông bạc.
- Râu mèo là cây thân thảo nhiệt đới tương đối điển hình với chiều cao trung bình khoảng 30 – 60cm. Thân cây rất ít phân nhánh và có cạnh. Phần thân lúc còn non có màu xanh, có lông ở bề mặt. Thân chuyển sang tím khi về già.
- Loại cây này có lá đơn, mọc đối chéo chữ thập với cuống lá ngắn. Phần phiến lá gần hình thoi dài khoảng 4 – 8cm và rộng khoảng 2 – 4 cm. Ở 2/3 phía trên mép lá có răng cưa. Gân chính trên lá có lông mịn, 2 mặt lá có màu xanh đậm.
- Hoa có màu trắng hoặc tím nhẹ, mọc thành cụm ở đầu ngọn, cành. Hoa mọc theo vòng gồm 6 – 10 vòng, mỗi vòng có 6 hoa. Phần nhị vươn dài ra bên ngoài, gấp khoảng 2 – 3 lần chiều dài của cánh hoa.
- Quả có kích thước nhỏ, phần vỏ hơi nhăn.
Phân bố
Loại thảo dược này mọc tự nhiên rất phổ biến ở các nước có khí hậu nhietj đới. Cây này được tìm thấy ở các nước như: Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia và các nước khu vực Đông Dương… Ở Việt Nam, cây phân bố rải rác ở Cao Bằng, Ba Vì, Thanh Hóa, Lâm Đồng, Ninh Thuận…
Là loại cây ưa sáng, ẩm, có thể chịu bóng. Cây thích hợp trồng ở đất có nhiều mùn, gần nước, không chịu được ngập úng. Phát triển mạnh vào mùa hè, tàn vào mùa đông. Cây tái sinh chủ yếu bằng hạt, hoặc bằng chồi.
Mặc dù dược trồng khá nhiều nhưng hằng năm nước ta vẫn phải nhập rất nhiều dược liệu râu mèo từ bên ngoài. Bởi lượng dược liệu nội địa không đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng.
Thu hái và sơ chế
Toàn cây đều có thể được dùng làm thuốc. Sau khi thu hái, cần cắt thành từng khúc nhỏ rồi đem rửa nhiều nước cho thật sạch rồi phơi khô.
Cần thu hái khi cây đã phát triển mạnh, không quá già hay còn quá non. Thời điểm phù hợp nhất là khi cây chuẩn bị ra hoa. Dược liệu thường được thu hái vào khoảng tháng 9 hằng năm vì đây là thời điểm cây bắt đầu ra hoa.
Sau khi sơ chế, dược liệu cần bảo quản ở trong túi kín và để nơi khô ráo, thoáng mát. Thỉnh thoảng nên đem dược liệu ra phơi lại để tránh ẩm mốc, mối mọt.
Thành phần hóa học của cây râu mèo
Trong dược liệu râu mèo có rất nhiều các thành phần hóa học đã được tìm thấy như:
- Các flavonoid
- Kaempferol 3-O-b-glucosid
- Quercetin 3-O-b-glucosid
- Esculetin
- Các chất diterpenoid
- Saponosid
- Betain
- Các alcool triterpenoid
- Cholin
Cách sử dụng cây râu mèo
Với các bệnh lý khác nhau thì dược liệu được dùng với liều lượng và cách thức khác nhau. Thảo dược này có thể được sử dụng dưới dạng tươi hoặc khô. Người dùng có thể đem tán bột, nấu cao, sắc nước uống hay dùng ngoài.
Liều dùng được khuyển cáo như sau: Dạng cao lỏng từ 3 – 5g/ngày. Dạng sắc: dược liệu khô từ 30 – 50g/ngày; lá tươi từ 5 – 12g/ngày. Hoặc đem hãm trà uống hàng ngày.
Đối với cách hãm trà, bạn có thể đem dược liệu rửa sạch, ngâm trong nước sôi khoảng 10 phút rồi đem ra uống. Chỉ nên dùng liên tục trong khoảng 10 ngày sau đó nghỉ 2 – 4 ngày mới dùng tiếp.
Trên đây là những thông tin chung về thảo dược cây râu mèo. Hi vọng bài viết đã cung cấp những kiến thức tổng quan về dược liệu này.
Để biết thêm chi tiết về Cây râu mèo và các loại thảo dược khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: Thôn Om Làng, Xã Cao Dương, Huyện Lương Sơn, Tỉnh Hòa bình
Hotline: 0976.836.586
Website: https://thaoduochoabinh.net/
* Lưu ý: Mọi tác dụng của dược liệu tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.