Vài nét về dược liệu Cây (dây) chìa vôi

Cây (dây) chìa vôi

Cây (dây) chìa vôi là loài cây quen thuộc ở vùng thôn quê nước ta. Cây thường được người dân ứng dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Đặc biệt là khả năng giảm sưng, giảm đau rất hiệu quả. Cây (dây) chìa vôi là cây gì? Cây thường được phân bố ở đâu? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cây (dây) chìa vôi là cây gì?

Cây (dây) chìa vôi có tên khoa học là Cissus Modeccoides Planch thuộc họ Nho (Vitaceae). Dân gian còn gọi với tên khác là bạch liễm, bạch phấn đằng…

Cây chìa vôi là loại thân leo, thân tròn có đường kính nhỏ, dài khoảng từ 2 – 4m. Lớp vỏ bên ngoài có màu xanh nhẵn. Phần thân non có một lớp phủ màu trắng, phần thân già chuyển dần sang tía. Trên thân mọc rất nhiều tua cuốn giúp cây bám chắc vào vật chủ để vươn lên.

Cây (dây) chìa vôi
Cây (dây) chìa vôi

Lá chìa vôi là lá đơn mọc so le với nhau. Phiến lá màu xanh thẫm có hình chân vịt gân nổi rõ. Cuống lá dài trung bình khoảng 7cm.

Hoa chìa vôi nhỏ có màu vàng, mọc thành cụm đối diện với lá. Kích thước hoa khoảng 2mm, có 4 cánh hoa kèm theo 4 nhị hoa. Đài hoa bao quanh cũng có 4 cánh hình răng cưa. Hoa nở rộ từ khoảng tháng 4 – 6.

Quả có màu xanh và chuyển sang nâu đen khi chín, dài khoảng 5 – 6mm. Cây bắt đầu cho quả từ khoảng tháng 5 – 10.

Củ chìa vôi do phần rễ phình lên tạo thành. Hình dạng bên ngoài tương tự quả trứng gà có 2 đầu hơi nhọn. Phần ruột màu trắng và được bọc bên ngoài bằng một lớp vỏ đen.

Phân bố

Cây chìa vôi có đặc điểm rất ưa sáng và có khả năng chịu được hạn hán. Do vậy cây thường phân bố ở vùng nhiệt đới.

Trên thế giới, loài cây này xuất hiện ở nhiều nước nhưng chủ yếu là ở các nước thuộc Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Myanmar, Campuchia, …

Dây chìa vôi thường được phân bố ở vùng khí hậu nhiệt đới
Dây chìa vôi thường được phân bố ở vùng khí hậu nhiệt đới

Tại Việt Nam, Cây chìa vôi được phân bố rải rác ở hầu hết các tỉnh đồng bằng và các tỉnh trung du nước ta, tuy nhiên ở vùng núi cao ít gặp cây chìa vôi hơn. Cây chìa vôi thường xen mọc lẫn trong các bụi cây khác, các gò đống mọc xung quanh làng ở vùng đồng bằng. Cây còn mọc ở ven các đồi cây bụi, mương гẫу ở vùng trung du và khu vực núi thấp. Loài cây này có mặt nhiều nhất ở một số tỉnh có rừng núi như: Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Hòa Bình…

Chế biến và bảo quản dược liệu

Cả phần rễ củ, dây và lá chìa vôi đều được tận dụng để làm vị thuốc.

Dược liệu có thể được thu hái quanh năm, những thời điểm thích hợp nhất là vào mùa thu đông. Tất cả các phần lá, thân, rễ đều có thể dùng làm vị thuốc với nhiều hình thức sơ chế khác nhau.

Thân, lá, củ dây chìa vôi đều sử dụng làm thuốc
Thân, lá, củ dây chìa vôi đều sử dụng làm thuốc

Đối với dây lá sau khi thu hái sẽ đem cắt ngắn, rửa sạch và sao nóng rồi phơi khô. Mỗi khi dùng thường đem ra tẩm với rượu và sao lại hoặc ngâm trực tiếp với nước vo gạo.

Đối với phần củ thì đào về rồi tiến hành rửa sạch đất cát bên ngoài. Sau đó ngâm nước qua đêm cho mềm rồi thái mỏng và phơi khô. Trước khi dùng sẽ đem ngâm trực tiếp với nước vo gạo.

Dươc liệu sau khi đã được sơ chế khô cần bảo quản ở trong túi kín và để những nơi khô ráo, thông thoáng. Tránh ẩm thấp, ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp và mối mọt.

Bạn vừa đọc xong bài viết: “Vài nét về dược liệu Cây (dây) chìa vôi”. Hy vọng, qua bài viết mà chúng tôi chia sẻ, bạn đã biết cách nhận biết các cây thuốc quý dễ tìm quanh vườn nhà để cải thiện sức khỏe. Nếu thấy thông tin hữu ích hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé.

Xem thêm >>> Tác dụng của trà sơn mật hồng sâm

Để biết thêm chi tiết về cây (dây) chìa vôi và các loại thảo dược khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:

CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng, Xã Cao Dương, Huyện Lương Sơn, Tỉnh Hòa bình

Hotline: 0976.836.586

Website: https://thaoduochoabinh.net/

* Lưu ý: Mọi tác dụng của dược liệu tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *