Cây thầu dầu hỗ trợ điều trị bệnh trĩ
Cây thầu dầu là loại cây dược liệu dân gian đã được nhiều người biết đến với công dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ vô cùng hiệu quả. Để biết rõ thông tin về loại cây dược liệu này hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Tên gọi khác: đu đủ tía, tỳ ma, dầu ve.
Tên khoa học: Ricinus communis.
Họ: thầu dầu – Euphorbiaceae
Đặc điểm cây thầu dầu
Thầu dầu là loại cây sống lâu năm, thân nhỏ và có chiều cao trung bình từ 4-5m. Lá thầu dầu lớn có màu tía hoặc màu tím đậm, có thùy chân vịt sâu, mép lá có răng cưa.
Hoa thầu dầu mọc thành cụm ở ngọn hoặc ở nách lá, hoa đực ở phía dưới, hoa cái ở trên và có nhiều lá bắc phủ ở bên ngoài. Quả nang màu lục hoặc màu tím nhạt và có gai mềm. Bên trong quả có chứa 3 hạt hình bầu dục, có màu nâu xám và bề mặt nhẵn nhụi. Hạt có vân đỏ hoặc vân nâu đen.
Cây ra hoa vào tháng 3-7 và kết trái vào tháng 4-8 hằng năm.
Phân bố
Ở nước ta cây thầu dầu phân bố chủ yếu ở các tỉnh như: Hòa Bình, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hà Giang…
Bộ phận được sử dụng
Lá, thân và hạt của cây thầu dầu được sử dụng làm thuốc.
Thu hái và chế biến
Ta có thể thu hái lá thầu dầu quanh năm nhưng chủ yếu là thu hái lá vào mùa hè bởi đây là thời điểm lá cây tươi tốt nhất và thường là sử dụng lá tươi. Hạt thu hoạch vào tháng 4-5 hằng năm. Sau khi thu hoạch hạt về người ta có thể đem đi phơi khô rồi ép lấy dầu.
Tính vị
Thầu dầu có vị ngọt, tính bình, cay và có độc.
Thành phần hóa học
Lá cây thầu dầu có chứa các chất như: axit tactric, axit corydalic, axit amin, rutonozit, quexitrin, astragalin, ricin
Hạt thầu dầu có chứa 25% chất anbummoit, 40% tinh dầu và 0,15% ricin.
Tác dụng của cây thầu dầu
Theo như y học cổ truyền, cây thầu dầu tía có tác dụng giảm ngứa, tiêu thũng bạt độc, khu phong, hoạt huyết…
Bài thuốc sử dụng thầu dầu
-
Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ
Cách 1: Dùng lá cây thầu dầu tía rửa sạch, sau đó đun sôi trong vòng 30 phút rồi tắt bếp. Vệ sinh búi trĩ rồi tiến hành sông hơi hậu môn, đến khi nước ấm tiếp tục ngâm khoảng 15 phút. Cuối cùng là rửa sạch với nước ấm để không bị nhiễm trùng.
Cách 2: sử dụng 10 lá dầu cạn, 5 lá thầu dầu tía và 1 ít muối tinh. Đem các dược liệu trên dã để lấy nước cốt bôi trực tiếp và vùng hậu môn bị trĩ. Thực hiện 2 lần/ ngày
Cách 3: chuẩn bị 9 hạt thầu dầu tía, 9 con học trò nước, dấm thanh. Dã nát thầu dầu với con học trò nước rồi cho hỗn hợp thu được vào chảo, đảo đều với dấm thanh đến khi nóng bỏng thì tắt bếp. Đổ nguyên liệu vào tấm vải rồi đem đắp trực tiếp vào huyệt bách hội ở đỉnh đầu.Bỏ ngay ra khỏi đầu khi thấy búi trĩ đã co lên.
-
Bài thuốc hỗ trợ điều trị đẻ khó, sót nhau
Sử dụng 14 hạt thầu dầu dã nát sau đó đắp vào lòng bàn chân. Khi đẻ xong hay nhau đã ra thì bỏ thuốc ngay và rửa sạch.
-
Bài thuốc hỗ trợ điều trị xa tử cung và trực tràng
Sử dụng hạt thầu dầu dã nát sau đó đắp lên đầu.
Lưu ý khi sử dụng thầu dầu tía
- Chỉ được bôi và đắp ngoài da và tuyệt đối không được uống.
- Chỉ có thầu dầu tía loại có màu tím là được dùng để chữa trĩ.
- Chú ý dùng đúng với liều lượng để đảm bảo sức khỏe cũng như sự an toàn.
- Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Tham khảo thêm: Nấm lim xanh
*Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người vì vậy mà có người dùng thấy hiệu quả có người dùng chưa được hiệu quả như mong muốn*
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – Hòa Bình
Hotline: 0976.836.586
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.