Sâm Ngọc Linh là một trong những loại dược liệu quý hiếm của Việt Nam. Đây là loại sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới, chứa những thành phần đặc biệt quý và hiếm thấy ở những dược liệu khác. Dược liệu này được rất nhiều người ưa chuộng và tìm kiếm để sử dụng trong việc chăm sóc sức khỏe cũng như chữa bệnh. Sâm Ngọc Linh là dược liệu gì? Bài viết sau đây sẽ cho cái nhìn tổng quan về dược liệu này.
Sâm Ngọc Linh là gì?
Sâm Ngọc Linh có tên khoa học là Panax Vietnamensis, thuộc họ Cuồng Cuồng hay họ Nhân Sâm. Dược liệu còn được gọi là nhân sâm Việt Nam, trúc – tiết nhân sâm, sâm Khu Năm, củ ngải rọm, … Tuy nhiên cái tên sâm Ngọc Linh vẫn được nhiều người biết đến hơn. Bởi loại sâm này được tìm thấy lần đầu tiên ở Việt Nam trên núi Ngọc Linh vào năm 1973 bởi tiến sĩ Đào Kim Long.
Với hàm lượng dược tính, giá trị dinh dưỡng cao, sâm Ngọc Linh trở thành 1 trong 4 loại sâm tốt nhất trên thế giới cùng sâm Hàn Quốc, sâm Triều Tiên và sâm Mỹ. Thậm chí sâm Ngọc Linh còn được xếp đầu bảng chứng tỏ chất lượng đỉnh cao của dược liệu này.
Đặc điểm của sâm Ngọc Linh
Sâm Ngọc Linh được phát hiện ở Quảng Nam và Kon Tum. Dược liệu này thuộc giống thân thảo, sống lâu năm, cao từ 0.4 – 1m. Thân khí sinh, dạng thẳng đứng, có màu hơi tím hoặc mùa lục.
Lá sâm Ngọc Linh kép có hình chân vịt, mọc theo từng vòng khoảng 3 – 5 lá một nhánh con. Lá có hình răng cửa nhỏ và có lông ở cả hai mặt. Cuống lá dài từ 6 – 12mm, gồm 5 lá chét.
Hoa sâm Ngọc Linh có hình tán đơn, mọc từ thân lên. Mỗi một tán hoa như vậy có từ 60 – 100 bông hoa nhỏ.
Quả sâm có màu xanh và khi chín chuyển đỏ. Quả dài từ 8 – 10mm, rộng khoảng 5 – 6mm. Mỗi một cây sâm sẽ có từ 10 – 30 quả thành từng chùm đỏ rực.
Củ sâm dài và uốn cong ngoằn ngoèo. Sâm càng nhiều năm tuổi lại càng nhiều đốt được phân chia thành vân ngang rất rõ ràng. Mặt phía ngoài có màu xám hoặc nâu.
Trên thân củ sâm có những vết nhăn dọc và mảnh, đặc biệt là rất nhiều sẹo. Và theo nghiên cứu khoa học, mỗi một vết sẹo tượng trưng cho 1 năm tuổi, tính từ năm thứ ba. Như vậy càng nhiều sẹo thì tuổi thọ của sâm càng cao, dưỡng chất càng nhiều.
Cây sâm chủ yếu sử dụng phần rễ, thân và lá để làm dược liệu. Ngoài ra cũng có thể thu hái phần rễ con để ngâm rượu.
Sâm Ngọc Linh phân bố ở đâu?
Loại sâm này thường mọc dọc theo những con suối, nơi hoang vu, ít có sự tác động của con người, đất đai giàu dinh dưỡng. Thông thường ở độ cao từ 1000 – 2000m sẽ tìm thấy nhiều hơn.
Sâm chủ yếu phát triển tốt nhất ở khu vực Trung Trung Bộ của Việt Nam dọc theo dãy Hoàng Liên Sơn. Đặc biệt sâm tập trung nhiều nhất ở huyện Đăk Tô và Tu Mơ Rông của tỉnh Kon Tum và huyện Nam Trà My của tỉnh Quảng Nam.
Tuy nhiên nhu cầu của người dùng ngày càng tăng cao và việc khai thác không khoa học khiến số lượng sâm tự nhiên ngày càng sụt giảm trầm trọng. Điều này cũng khiến giá sâm Ngọc Linh rừng cao “ngất ngưởng” như hiện nay.
Thu hoạch và bảo quản Sâm Ngọc Linh
Thông thường, người ta chỉ thường thu hoạch Sâm Ngọc Linh khi chúng được 3 năm tuổi. Vào cuối tháng 7 đến tháng 10 hàng năm, khi cây Sâm Ngọc Linh ra quả chín mọng, người ta sẽ thu hái quả và hạt sâm.
Theo các chuyên gia, thời điểm thu hái tốt nhất là khoảng tháng 11 hoặc 12. Là thời điểm dược tính của loài cây này được phát huy tốt nhất. Dược liệu sau khi thu hái về sẽ được rửa sạch dùng dưới dạng tươi theo từng mục đích khác nhau. Hoặc phơi khô để bảo quản sử dụng trong một thời gian dài.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về Sâm Ngọc Linh. Hi vọng qua bài viết trên bạn đã phần nào biết được Sâm Ngọc Linh là thảo dược gì? Tại sao Sâm Ngọc Linh lại quý như vậy? Hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để biết rõ hơn về tác dụng của dược liệu này.
Xem thêm >>> Tác dụng của cây cối xay
Để biết thêm chi tiết về Sâm Ngọc Linh và các loại thảo dược khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: Thôn Om Làng, Xã Cao Dương, Huyện Lương Sơn, Tỉnh Hòa bình
Hotline: 0976.836.586
Website: https://thaoduochoabinh.net/
* Lưu ý: Mọi tác dụng của dược liệu tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.