Các loại thuốc nam rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, mỗi loại dược liệu đều phải sử dụng đúng cách mới đem lại hiệu quả tốt nhất. Cây an xoa được biết đến là thảo dược rất tốt để chữa trị các bệnh về gan. Vậy lưu ý khi dùng an xoa là gì? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của chúng tôi.
Tác dụng cây an xoa theo Y học cổ truyền
Theo Y học cổ truyền, cây thuốc an xoa có vị cay, không đắng như các vị thuốc khác. Thuốc có mùi thơm nhẹ rất giống vị trà và được quy vào kinh Can. Nhờ đó, cây thuốc này cực kỳ tốt cho gan, được sử dụng nhiều trong các bài thuốc:
- Giải độc gan, làm mát gan, hạ men gan, phục hồi và tăng cường chức năng gan. Dùng điều trị các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan, men gan cao, suy giảm chức năng gan, vàng da.
- Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, đặc biệt ung thư gan.
- Giúp an thần, chữa mất ngủ.
- Tạo cảm giác ăn ngon miệng, chữa suy nhược cơ thể, nên dùng cho người gầy gò, ốm yếu.
Xem thêm >>> Cây an xoa hỗ trợ điều trị ung thư gan
Những lưu ý khi dùng an xoa
Có thể thấy, an xoa là một vị thuốc quý, được mệnh danh là “khắc tinh” của bệnh gan. Tuy nhiên không vì thế mà có thể sử dụng tuỳ tiện và ai dùng cũng hiệu quả và an toàn.
Trước khi sử dụng cần chú ý những điều dưới đây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Những đối tượng nên sử dụng an xoa:
- Người bị bệnh lý về gan.
- Người uống nhiều rượu bia, chế độ ăn cay nóng, dầu mỡ, …
- Người bị nóng gan nổi mụn nhọt, mẩn ngứa
- Người bị mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, đau nhức xương khớp, …
Các đối tượng không được dùng:
- Phụ nữ đang có thai hoặc đang cho con bú
- trẻ em dưới 3 tuổi
- bệnh nhân tim mạch, suy thận,
- người mẫn cảm với cây thảo mộc.
Những điều cần kiêng kỵ khi uống an xoa:
Không ăn thực phẩm có tính hàn như cua đồng, cá mè, thịt trâu, ốc, rau dền đỏ, thịt dê, quả sung, nước chè, thuốc lá, sữa tươi, …
Nước sắc hoặc trà từ cây thuốc chỉ dùng trong ngày, không được để qua đêm.
Không dùng bài thuốc cùng với các loại thuốc Tây. Nếu cần thiết phải có sự dãn cách về thời gian sử dụng ít nhất 30 phút.
Phải sao vàng, hạ thổ trước khi dùng: Bởi cây thuốc có lông mỏng toàn thân, ở lá có lông cứng nếu dùng trực tiếp sẽ gây ngứa họng, sao vàng sẽ đốt cháy lông ở cây, điều hoà âm dương.
Không dùng hoa và quả an xoa do có nhiều lông, uống vào gây ho, ngứa ở cổ họng.
Tác dụng phụ khi sử dụng an xoa
An xoa là thảo dược không có độc, lành tính. Nhưng với người mới sử dụng sẽ gặp một số tác dụng phụ như: Cồn ruột, cồn cào trong bụng. Đi ngoài phân lỏng, có mùi hôi tanh như hiện tượng tiêu chảy, kiết lỵ. Các chuyên gia lý giải rằng, đây là do dược liệu đang phát huy tác dụng đào thải độc tố, phục hồi chức năng phủ tạng, hiện tượng này có thể giảm dần và hết sau khoảng 7 – 10 ngày sử dụng.
Hiệu quả của bài thuốc còn tùy thuộc vào tình trạng, cơ địa của mỗi người do đó cần kiên trì sử dụng trong thời gian nhất định. Sau khoảng 2 tuần sử dụng, bạn có thể cảm nhận được những biến chuyển tích cực, ăn ngon, ngủ sâu giấc hơn.
Cây an xoa có ngâm rượu để bồi bổ, chữa mất ngủ, an thần, … thì có thể sử dụng. Tuy nhiên, nếu ngâm rượu để chữa bệnh về gan thì không nên, bởi rượu gây hại cho gan, làm bệnh tình thêm trầm trọng hơn.
Tuỳ thuộc vào tình trạng, sức khoẻ của mỗi người mà có cách sử dụng, liều lượng sử dụng thích hợp. Tuyệt đối không tự ý kết hợp, điều chỉnh các bài thuốc, cần tham khảo ý kiến của người có chuyên môn trước khi sử dụng.
Trên đây là những lưu ý khi dùng an xoa để chữa bệnh. Hi vọng bài viết đã đưa ra những thông tin hữu ích cho các bạn. Chúc các bạn sử dụng thảo dược an xoa an toàn và hiệu quả cao.
Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: Thôn Om Làng, Xã Cao Dương, Huyện Lương Sơn, Tỉnh Hòa bình
Hotline: 0976.836.586
Website: https://thaoduochoabinh.net/
* Lưu ý: Mọi tác dụng của dược liệu tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.