Những điều cần biết về dược liệu Thổ phục linh

Thổ phục linh

Thổ phục linh là dược liệu được dùng nhiều trong đông y để điều trị các bệnh đau nhức xương khớp, giải độc, … Có thể dùng kết hợp với các thảo dược khác để tăng hiệu quả điều trị bệnh. Vậy Thổ phục linh là cây gì? Tác dụng của thổ phục linh như thế nào? Mời bạn cùng tham khảo trong bài viết dưới đây nhé!

Thổ phục linh là cây gì?

Thổ phục linh có tên gọi khoa học là Smilax glabra Roxb Kim cang (Smilacaceae). Bộ phận dùng để làm thuốc là thân rễ của cây thổ phục linh.

Thổ phục linh có nguồn gốc từ cây Khúc khắc. Dược liệu này có tên khoa học là Smilax glabra Roxb.(Smilax hookeri Kunth), thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Dân gian còn gọi với tên khác là thổ tỳ giải, sơn kỳ lương, …

Thổ phục linh
Thổ phục linh

Cây thổ phục linh có một số đặc điểm:

Thổ phục linh là một loại dây leo sống lâu năm. Thân mềm dài 4 – 5m, có thể tới 10m. Thân cây có nhiều cành nhỏ, gầy, không gai, thường có tua cuốn dài.

Lá cây có hình trứng hoặc hình bầu dục, đầu nhọn. Phía dưới cuống có hình trái tim, mọc so le nhau. Lá có màu xanh, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới xanh nhạt hơn và lớp màu trắng giống như có phấn phủ bên ngoài. Phía dưới của cuống lá có tua;

Hoa thổ phục linh có màu hồng, một số bông hoa điểm màu chấm đỏ. Hoa mọc thành cụm ở ngay kẽ lá, hình táng nối với thân cây bằng một cuống dài. Cây thường nở vào tháng 5 – 6 hàng năm.

Quả hình tròn, nhỏ, mọc thành từng chùm. Khi còn non có màu xanh rồi dần chuyển dần sang màu tím, đỏ và lúc chín sẽ có màu đen. Thổ phục linh ra quả vào tháng 7 – 10 hàng năm.

Hạt có hình trứng, mỗi quả chứa từ 2 đến 4 hạt;

Phân bố

Cây thổ phục linh ưa sống ở các nước có khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới trong khu vực Châu Á hoặc các nước Đông Nam Á:

Tại Đông Nam Á: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Philippin, Myanma, Malaysia…

Tại Châu Á: Cây phân bố nhiều ở Trung Quốc, Ấn Độ hoặc Đài Loan

Riêng ở nước ta, cây thường sinh trưởng chủ yếu ở các vùng rừng núi, thung lũng hoặc trung du ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Bao gồm các tỉnh như Lạng Sơn, Nghệ An, Khánh Hòa, Kon Tun hay Lâm Đồng.

Thổ phục linh được tìm thấy ở nhiều nước Châu Á
Thổ phục linh được tìm thấy ở nhiều nước Châu Á

Thu hái – sơ chế

Bộ phận được dùng làm thuốc là thân rễ của cây. Rễ thổ phục linh cứng, hình trụ dẹt hoặc một khối kích thước dài ngắn không đều nhau. Mặt ngoài củ có màu nâu, lồi lõm không đều. Lớp vỏ có thể có vẩy. Thổ phục linh thường sống leo bám trên các lùm bụi. Thân rễ được thu hái quanh năm nhưng có dược tính tốt nhất là vào mùa hạ.

Dược liệu tươi đem về sẽ được rửa sạch, cắt bỏ hết các rễ con mọc xung quanh. Có 3 cách bào chế như sau:

  • Rửa sạch, ủ hai ba ngày cho mềm, thái hoặc bào mỏng độ 2 ly. Phơi khô, bảo quản dùng dần.
  • Nấu thành cao lỏng.
  • Làm bột: Rửa sạch, ủ mềm, giã nhỏ, hòa với nước rồi chắt nước đi, để lắng, gạn lấy bột. Làm nhiều lần như vậy. Bột đem sấy khô.

Cách dùng và liều lượng

Liều lượng: 15 – 30g một ngày hoặc cao hơn nếu được thầy thuốc chỉ định

Cách dùng: Thổ phục linh được dùng dưới dạng thuốc sắc, cô đặc thành cao hoặc tán bột làm hoàn. Có thể dùng độc vị hoặc phối hợp cùng các thảo dược khác để gia tăng hiệu quả.

Thổ phục linh có thể dùng theo nhiều cách khác nhau
Thổ phục linh có thể dùng theo nhiều cách khác nhau

Công dụng của thổ phục linh

Theo y học cổ truyền, Thổ phục linh có vị ngọt, nhạt, tính bình, lợi về kinh: Can, tỳ vị. Có tác dụng tiêu độc, trừ phong thấp, mạnh gân xương, tán uất kết, thanh nhiệt, lợi thấp… Thường được dùng để chữa tê thấp, đau mỏi, lở ngứa, tiêu hóa kém, viêm thận, viêm bàng quang, tràng nhạc, lở ngứa, giang mai, viêm da mủ, giải độc thủy ngân, eczema và còn có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư.

Trên đây là một số những thông tin về dược liệu Thổ phục linh. Hi vọng qua bài viết trên, bạn đã phần nào biết được Thổ phục linh là cây gì? và tác dụng điều trị bệnh của nó.

Để biết thêm chi tiết về Thổ phục linh và các loại thảo dược khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:

CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng, Xã Cao Dương, Huyện Lương Sơn, Tỉnh Hòa bình

Hotline: 0976.836.586

Website: https://thaoduochoabinh.net/

* Lưu ý: Mọi tác dụng của dược liệu tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *