Cây cối xay là dược liệu được sử dụng nhiều trong Đông y nhưng không có nhiều người biết đến. Thảo dược này có rất nhiều công dụng điều trị bệnh. Kỹ thuật trồng cây cối xay như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi!
Một số thông tin về Cây cối xay
Cây cối xay là thảo dược có tên khoa học là Abutilon indicum (L.) Sweet thuộc họ Malvaceae (Bông). Ở Việt Nam, cây được gọi với các tên khác như: Giàng xay, Kim hoa thảo, Quýnh ma, Co tó ép (Thái), Phao tôn (Tày)
Cây cối xay thuộc loaij cây nhỏ mọc thành bụi, sống lâu năm, cao 1 – 1,5 m. Cành hình trụ, phủ lông nhỏ mềm, hình sao.
Lá mọc so le, hình tim, đầu nhọn, có cuống dài, mép khía răng. Hai mặt có lông mềm, mặt dưới màu trắng xám, gân chính 5 – 7; lá kèm hình chỉ.
Hoa màu vàng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá, cuống dài có đốt gấp khúc. Cánh hoa hình tam giác ngược hay hình nêm. Đài có lông ngắn ở mặt ngoài, lông dài ở mặt trong, hình tam giác, màu tro. Nhị nhiều, tụ tập trên một trụ có lông xồm xoàm ở gốc. Bầu có lông, gồm khoảng 20 lá noãn. Hoa thường ra vào tháng 2 – 3.
Quả do nhiều nang họp lại, xếp xít nhau nom giống cái cối xay. Nang có lông ở phần lưng và có mỏ nhọn. Mùa quả từ tháng 4 đến tháng 6.
Đặc điểm sinh thái
- Cối xay mọc hoang dại rải rác ở hầu hết các tỉnh, từ vùng đồng bằng ven biển đến trung du và cả vùng núi thấp (dưới 600 m).
- Là loại cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng ở thời kỳ cây còn nhỏ. thường mọc lẫn với các loại cây bụi thấp ở bờ rào, ven đồi hoặc bờ nương rẫy.
- Cây ra hoa quả nhiều hàng năm. Rụng lá vào mùa đông hoặc mùa khô. Mỗi quả có nhiều hạt; khi chín tự mở cho hạt thoát ra ngoài.
- Sau khi chặt, phần còn lại của cây có khả năng tiếp tục tái sinh.
Xem thêm >>> Lưu ý sử dụng cây cối xay
Kỹ thuật trồng cây cối xay
Chuẩn bị đất
Cối xay có thể trồng ở nhiều nơi, tốt nhất là trên đất nhiều mùn, không bị úng ngập.
Đất trồng cối xay, sau khi cày bừa, làm sạch cỏ, cần lên thành luống cao 30cm, rộng 70 – 90cm và bón lót một ít phân chuồng mục.
Cách nhân giống
- Cây được nhân giống bằng hạt. Hạt được gieo và mùa xuân trong vườn ươm, sau đó đánh cây con đi trồng.
- Vườn ươm cần làm đất cho tơi nhỏ, lên luống vừa phải sao cho tiện chăm sóc.
- Hạt nên trộn với cát, gieo vãi hoặc gieo theo hàng, dùng rơm rạ phủ lên mặt luống và tưới ẩm hằng ngày.
Kỹ thuật trồng cây cối xay
Cây con được đánh đi trồng vào ngày tạnh ráo, với khoảng cách 50x50cm hoặc 50x70cm, mỗi luống chồng 2 hàng, có thể trồng theo nanh sấu.
Trồng xong, nhất thiết phải tưới nước ngay, nếu không sẽ chết.
Cách chăm sóc cây cối xay
Sau khi cây phát triển ổn định, bạn có thể bón phân để thúc đẩy sự phát triển của cây. Lần thứ nhất dùng vào tháng 2 – 3 để cây sinh trưởng và lần thứ 2 vào tháng 5 – 7 để giúp cây ra hoa, kết hạt. Có thể dùng nước phân chuồng, phân đạm hoặc nước giải pha loãng để tưới thúc.
Cối xay có thế bị sâu cắn lá. Nếu nhiều có thể dùng Sherpa 25EC để phun với nồng độ 0,1 – 0,15%. Khi cây cao khoảng 1m, bắt đầu thu hoạch cành lá, phơi khô và bảo quản nơi khô rao. Hạt cối xay chín rải rác, căn định kỳ thu hái kịp thời.
Trên đây là một số thông tin về cây cối xay và kỹ thuật trồng, chăm sóc dược liệu này. Chúc bạn nhân giống thành công một cây thuốc trong vườn của gia đình.
Để biết thêm chi tiết về cây cối xay và các loại thảo dược khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: Thôn Om Làng, Xã Cao Dương, Huyện Lương Sơn, Tỉnh Hòa bình
Hotline: 0976.836.586
Website: https://thaoduochoabinh.net/
* Lưu ý: Mọi tác dụng của dược liệu tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.