Bạc hà núi hay còn được gọi là cây ráy, đây là loại cây mọc hoang dại rất nhiều ngoài tự nhiên và tưởng như bỏ đi nhưng nó lại là vị thuốc thảo dược mang đến những tác dụng bất ngờ. Vậy những ai nên sử dụng củ bạc hà núi? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Tìm hiểu sơ về Bạc hà núi
Bạc hà núi được xếp vào loại cây thân mềm, có độ cao đa dạng từ 0,5m đến 3m. Lá cây to hình trái tim, chiều dài khoảng 8cm đến 45cm, có cuống với chiều dài từ 15cm đến 120cm. Rễ cây bạc hà núi có hình cầu, hay bò dưới mặt đất từ đó mọc ra những củ bạc hà núi.
Cây bạc hà núi thường trổ hoa và kết trái trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 5 hàng năm. Hoa có hoa đực và hoa cái, hoa đực ở phía trên cây còn hoa cái ở gốc cây. Quả bạc hà núi có màu đỏ, có hình dạng tương tự các quả mọng và quả trứng đỏ mọc thành bông.
Trong tất cả các bộ phận của cây, củ bạc hà núi được sử dụng làm dược liệu nhiều nhất.. Củ bạc hà núi thường dài, có vảy màu nâu, được chia thành nhiều đốt ngắn. Củ bạc hà núi được chọn làm dược liệu chữa bệnh là những củ được mọc ra từ những cây có tuổi thọ từ 2 năm trở lên.
Những đối tượng nên sử dụng bạc hà núi
Bạc hà núi có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và phù hợp với các đối tượng sau:
- Người bị ho, đau đầu, cảm cúm, viêm phế quản
- Bệnh nhân bị đau nhức các khớp, bệnh nhân bị bệnh gout
- Người bị bệnh tiểu đường
- Người bị đau dạ dày
- Người bị viêm da cơ địa, bệnh chàm, mụn nhọt, ghẻ lở
- Người bị bệnh vàng da, viêm ruột thừa
- Người bị cao huyết áp
- Người bị ngứa do lá han…
Lưu ý khi sử dụng bạc hà núi
-
Củ ráy có chứa chất gây kích ứng da, ngứa, đau khi sử dụng. Vì vậy, khi chế biến củ ráy tươi bạn hãy đeo bao tay rồi mới chế biến, tránh động trực tiếp vào củ ráy tươi.
-
Chế biến củ ráy chín kỹ trước khi sử dụng để tránh bị kích ứng da. Vì chất trong củ ráy dễ phân hủy khi được phơi khô hoặc nấu chín.
-
Những người có cơ địa yếu, hay bị lạnh trong người thì không nên sử dụng củ ráy, vì củ ráy có tính hàn, vì nhạt.
-
Các bài thuốc dân gian từ củ ráy chỉ có hiệu quả với các bệnh nhẹ, giai đoạn đầu mới phát hiện. Vì thế khi bệnh đã trở nặng bạn nên đến gặp các bác sĩ để có phương pháp chữa trị hiệu quả hơn.
-
Cơ địa không phải ai cũng giống nhau nên phản ứng của mỗi người với củ ráy cũng sẽ khác nhau.
-
Tuyệt đối không ăn củ ráy tươi mà chưa được chế biến kỹ bởi củ ráy sẽ gây cho bạn bị ngứa rát miệng và cổ họng.
-
Phân biệt kỹ cây dọc mùng, cây khoai nước và cây ráy bởi chúng khá giống nhau. Nếu không cẩn thận bị nhầm sẽ gây ngộ độc, cực kỳ có hại với sức khỏe.
Xem thêm >>> Tác dụng của bạc hà núi
*Bảo quản nơi khô giáo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và tránh những nơi ẩm ướt bởi dược liệu sẽ rất dễ bị mốc.
* Lưu ý: Mọi tác dụng của dược liệu tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: Thôn Om Làng, Xã Cao Dương, Huyện Lương Sơn, Tỉnh Hòa bình
Hotline: 0976.836.586