Đặc điểm của Cây khổ qua (mướp đắng rừng)

Tất cả các bộ phận thân, lá, quả của khổ qua rừng đều được sử dụng để làm vị thuốc

Khổ qua là loại quả được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, để làm thuốc thì Khổ qua rừng mới là loại có dược tính cao thường được sử dụng trong hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Loại cây này còn rất tốt cho sức khỏe với rất nhiều dưỡng chất, có thể được dùng để chế biến các món ăn thường ngày. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Đặc điểm của Cây khổ qua (mướp đắng rừng) nhé!

Đặc điểm thực vật của khổ qua (mướp đắng rừng)

Khổ qua rừng là nguồn nguyên liệu đem lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe. Khổ qua rừng có tên khoa học là Momordica charantia thuộ họ bầu bí (Cucurbitaceae). Cây còn có tên gọi khác là mướp đắng rừng.

Khổ qua rừng là loài thân thảo dây leo, có chu kỳ sống hằng năm khoảng từ 5 – 6 tháng. Thân cây có cạnh, dạng dây leo bằng tua cuốn và có thể bò dài tới khoảng 2 đến 3 mét.

Lá cây mọc so le với nhau, rộng 4 – 8cm, dài khoảng 5 – 10cm. Phiến lá hình trứng và chia làm 5 – 7 thùy, mép khía răng. Gân lá có lông ngắn, mặt trên lá thường có màu đậm hơn mặt dưới.

Cánh hoa khổ qua rừng có màu vàng. Hoa đực và hoa cái của cây sẽ mọc tách riêng ở phần nách lá.

Quả có hình thoi với chiều dài khoảng 8 -10cm, mặt bên ngoài có nhiều u lồi. Quả non sẽ có màu xanh và khi chín thì chuyển dần sang màu vàng hồng.

Khổ qua rừng
Khổ qua rừng

Nơi phân bố

Khổ qua rừng có nguồn gốc từ một số quốc gia châu Á, Châu Phi và châu Úc như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, Australia…

Ở nước ta, loại cây này có thể mọc hoang dại ở nhiều vùng đồi núi khác nhau. Tuy nhiên, phổ biến hơn ở khu vực miền Nam.

Thu hái, sơ chế và bảo quản

Tất cả các bộ phận thân, lá, quả của khổ qua rừng đều được sử dụng để làm vị thuốc. Khổ qua rừng có thể được thu hái vào bất cứ khoảng thời gian nào trong năm. Dùng ở cả dạng tươi hay dạng khô đều được.

Nếu muốn bảo quản để dùng dần thì việc sơ chế là cần thiết. Mướp đắng sau khi thu hái sẽ được cắt khúc, rửa sạch và đem đi phơi cho khô.

Với dạng mướp đắng đã qua sơ chế, nên giữ trong túi kín và để nơi khô ráo, thoáng mát. Thỉnh thoảng có thể đem ra phơi lại phòng ẩm mốc hay mối mọt.

Tất cả các bộ phận thân, lá, quả của khổ qua rừng đều được sử dụng để làm vị thuốc
Tất cả các bộ phận thân, lá, quả của khổ qua rừng đều được sử dụng để làm vị thuốc

Thành phần hóa học có trong khổ qua rừng

Tất cả các bộ phận trên cây mướp đắng rừng đều có thể thu hái để làm thuốc. Trong đó, dây khổ qua rừng được đánh giá là bộ phận có chứa giá trị dược chất tương đối cao.

Khổ qua rừng được biết đến là loại thảo dược có vị đắng với những thành phần dược chất chính như:

Momordicin: Đây là lượng chất trong cây mướp đắng tạo ra vị đắng đặc trưng của nó.

Flavonoid và axit hữu cơ, alcaloid, riterpenes, protein, steroid, saponin: Những thành phần này có công dụng hiệu quả trong việc kháng nấm, ngăn chặn virus gây bệnh, hạ đường huyết và phòng chống sự oxy hóa gốc tự do hình thành khối u.

Ngoài ra, trong dây khổ qua rừng còn tồn tại lượng lớn vitamin, khoáng chất có lợi cho cơ thể.

dây khổ qua rừng tồn tại lượng lớn vitamin, khoáng chất
Dây khổ qua rừng tồn tại lượng lớn vitamin, khoáng chất

Cách dùng – liều lượng

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà có thể dùng khổ qua rừng theo nhiều cách khác nhau. Có thể là sắc nước uống, đun nước tắm hay chế biến thành món ăn. Dùng ở cả dạng khô hay dạng tươi đều mang đến những tác dụng tốt.

Về liều lượng hiện vẫn chưa có giới hạn cho định mức sử dụng khổ qua rừng. Tuy nhiên, việc quá lạm dụng, dùng quá nhiều sẽ gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

Trên đây là những đặc điểm của cây khổ qua (mướp đắng rừng). Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn có thể nhận biết được loại dược liệu này.

Xem thêm >>> Tác dụng của cây râu mèo

Để biết thêm chi tiết về Khổ qua (mướp đắng rừng) và các loại thảo dược khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:

CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng, Xã Cao Dương, Huyện Lương Sơn, Tỉnh Hòa bình

Hotline: 0976.836.586

Website: https://thaoduochoabinh.net/

* Lưu ý: Mọi tác dụng của dược liệu tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *