Khổ qua rừng là dược liệu quý từ thiên nhiên, rất tốt cho sức khỏe với nhiều dưỡng chất, được dùng để điều trị một số bệnh và chế biến các món ăn hằng ngày. Mỗi “bộ phận” của cây khổ qua rừng đều là dược liệu quý giúp bạn cải thiện sức khỏe. Công dụng của dây, lá khổ qua rừng là gì? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Khổ qua rừng – loại thực vật có nhiều công dụng chữa bệnh
Khổ qua rừng hay còn gọi là mướp đắng, mướp mủ, cẩm lệ chi, … Là loại thực vật thuộc họ bầu bí, có chu kỳ sống 3-4 tháng. Thân có cạnh, dây có thể bò 2 – 3m. Lá mọc so le, hình trứng, mép khía răng; gân lá có lông ngắn. Hoa đực và hoa cái mọc riêng ở nách lá, có cuống dài, cánh hoa màu vàng. Quả hình thoi, bằng ngón tay cái, lớn nhất bằng ngón chân cái người lớn, mặt ngoài có nhiều u lồi. Quả chưa chín có màu xanh, khi chín màu vàng.
Khổ qua rừng mọc hoang dại tự nhiên, phổ biến ở các vùng miền núi và trung du, rừng thưa. Ngày nay người ta đã nhân giống và trồng được ở nhiều nơi. So với khổ qua nhà, lá cũng như quả của khổ qua rừng nhỏ hơn và vị cũng đắng hơn rất nhiều. Người dân thường hái lá non và đọt khổ qua rừng để chế biến món ăn, tuy hơi đắng nhưng có dược tính cao hơn khổ qua thường.
Trong khổ qua rừng có một số hợp chất có hoạt tính sinh học, chủ yếu là momordicin I và II, cucurbitacin B và một số hợp chất khác, nước, protein, lipid, carbohydrat, khoáng chất như calcium, potassium, magné, sắt, kẽm, với nhiều lượng vitamin B1, B2, A, C… giúp nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể. Toàn thân rễ, lá, quả khổ qua rừng đều có thể dùng làm vị thuốc.
Công dụng của dây, lá khổ qua rừng
Dây khổ qua rừng
Theo như Đông y thì dây khổ qua rừng sẽ có vị đắng, tính hàn, không độc. Với công dụng thanh nhiệt, trừ đờm, giải độc, hạ sốt. Giúp làm cắt đi các cơn ho, điều trị tiểu đường. Do các chất trong dây khổ qua rừng có công dụng giống như các insulin làm tăng tiết ra insulin để hỗ trợ sự chuyển hóa lượng đường có trong máu nhanh chóng và khá hiệu quả.
Chỉ cần lấy 100g dây khổ qua rừng khô đem đi sắc chung với 1 lít nước. Dùng uống hằng ngày sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút để cải thiện tình trạng sức khỏe của mình.
Lá và đọt khổ qua rừng:
Lá và đọt khổ qua rừng non dùng có thể dùng làm rau luộc, xào, làm rau nấu canh, tác dụng giải nhiệt rất tốt. Canh từ lá và đọt khổ qua rừng có thể nấu chay, canh mặn nấu với xương, cá và thịt bằm vò viên ăn rất hấp dẫn. Lá của khổ qua rừng đem nấu hoặc giã lấy được để uống giúp hạ sốt nhanh chóng.
Giã lá và dây để đắp trị mụn nhọt. Hoặc người hay bị mụt nhọt có thể dùng lá khổ qua khô đốt cháy, tán thành bột mịn để đắp lên mụt nhọt.
Hoa khổ qua rừng:
Hoa khổ qua rừng phơi khô, tán thành bột để uống rất tốt cho người bị đau bao tử.
Quả khổ qua rừng:
Quả khổ qua rừng xanh dùng để chế biến món ăn hằng ngày, giúp thanh nhiệt hơn trong những ngày hè oi bức.
Hạt khổ qua rừng:
Hạt khổ qua già dùng trị ho và viêm họng bằng cách nhai hạt và nuốt nước từ từ rồi bỏ xác. Ngoài ra, dùng hạt khổ qua chữa trị mỗi khi bị côn trùng cắn bằng cách dùng khoảng 10g hạt nhai, nuốt nước, còn xác hạt thì đắp lên vết cắn.
Dân gian còn dùng khổ qua rừng cả trái, dây và lá để chữa trị các chứng thuộc về gan bằng cách chặt khúc ngắn 3 đến 4 cm, đem phơi khô để nấu nước uống hằng ngày.
Khổ qua rừng là loại cây mà tất cả các bộ phận của nó đều có công dụng rất tốt cho sức khỏe của mỗi người. Hi vọng qua bài viết trên bạn đã biết thêm nhiều kiến thức về loại cây này.
Để biết thêm chi tiết về Khổ qua (mướp đắng rừng) và các loại thảo dược khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: Thôn Om Làng, Xã Cao Dương, Huyện Lương Sơn, Tỉnh Hòa bình
Hotline: 0976.836.586
Website: https://thaoduochoabinh.net/
* Lưu ý: Mọi tác dụng của dược liệu tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.