Khổ qua rừng là vị thuốc rất tốt cho sức khỏe con người như cải thiện huyết áp, chữa tiểu đường, viêm gan. Rất nhiều nơi người dân đã đem loại dược liệu này trồng tại nhà. Cách trồng, thu hoạch và bào chế khổ qua rừng như thế nào? Để tìm hiểu, các bạn đừng bỏ qua những chia sẻ hữu ích dưới đây.
Đặc điểm của khổ qua rừng
Khổ qua rừng hay còn gọi là mướp đắng rừng, có tên khoa học là Momordica charantia, thuộc chi Momordica.
Khổ qua rừng là loài cây thân thảo, thân cây thuộc loại thân leo có tuổi thọ tương đối thấp chỉ từ 5 – 6 tháng. Thân cây có chiều dài khoảng 3 mét, có tua cuốn dài. Thân tròn và có màu xanh.
Lá có màu xanh sẫm, kích thước dài 5 – 10cm, rộng 4 – 8 cm. Lá chia thùy, mọc so le nhau, mép lá có nhiều khía giống hình răng cưa. Màu sắc ở mặt dưới của lá nhạt hơn và có đường gân nổi rõ ở từng khía của lá. Ở gân lá có nhiều lông kích thước nhỏ mà phải nhìn kỹ mới thấy.
Hoa màu vàng, mọc ở nách lá. Có hai loại hoa là hoa đực và hoa cái rất dễ phân biệt. Chỉ có hoa cái mới tạo quả. Quả hình thoi, có kích thước từ 8 – 10 cm, ở xung quanh quả có nhiều u nhỏ mộc chồi hẳn lên trên. Khi chưa chín quả có màu xanh, chín có màu hồng.
Xem thêm >>> Khổ qua rừng và khổ qua nhà loại nào tốt hơn
Cách gieo trồng, chăm sóc khổ qua rừng
Khổ qua rừng là loại cây ngắn ngày, chúng có chu kỳ sống chỉ khoảng nửa năm. Ở ngoài tự nhiên, những hạt quả già nứt ra, rơi xuống sẽ tự nảy mầm và sinh trưởng, cho trái. Tận dụng đặc điểm này, người ta cũng thu hoạch quả mướp già lấy hạt phơi khô để làm giống.
Khi khổ qua rừng được khai thác trong tự nhiên quá nhiều mà vẫn không đáp ứng được nhu cầu làm thuốc, nhiều nơi đã nhân giống loại cây này thành vườn dược liệu như sau:
Ươm cây giống
Để ươm cây giống, lấy hạt khổ qua rừng đã già và phơi qua nắng. Sau đó pha nước ấm với tỉ lệ 3 sôi 2 lạnh rồi cho vào ngâm 4 giờ. Vớt hạt này ra khăn xô ẩm và gói lại để ủ trong 24 giờ. Tiếp theo, ngoài hạt đã ủ sẽ xuất hiện lớp nhờn, bạn đem rửa sạch rồi tiếp tục ủ như vậy 3 – 5 ngày. Chú ý cấp ẩm để hạt nhanh nứt nanh và nảy mầm. Khi thấy đầu hạt có kẽ hở và phần rễ trắng nhọn nhô ra thì bạn có thể đem gieo vào khay.
Cách trồng Khổ qua rừng
Sau khi có cây giống, bạn cần làm đất tơi xốp, cung cấp dinh dưỡng và độ ẩm để đợi cây non cứng cáp và đánh ra trồng. Cây giống phát triển khoảng 25 ngày là có thể trồng đại trà ngoài mặt đất.
- Nếu bạn trồng khổ qua rừng để lấy ngọn thì khoảng cách giữa các cây là 30-40cm, khoảng cách hàng 80 – 90cm.
- Nếu bạn trồng khổ qua rừng để lấy quả thì khoảng cách giữa các cây là 50 – 60cm, khoảng cách hàng 1 – 1.2m
Cách chăm sóc
- Tưới nước mỗi ngày cho cây. Sáng 1 lần và chiều mát 1 lần, vào mùa mưa không cần tưới thường xuyên.
- Cây ra hoa phải tưới đủ nước, không dùng nước tưới phun lên hoa sẽ làm rụng hoa và rụng trái non.
- Thụ phấn bổ sung cho hoa cái: mỗi sáng khoảng 9-10 giờ ngắt hoa đực (hoa không có bầu phình bên dưới) úp vào nuốm hoa cái (hoa có bầu phình bên dưới), giúp hoa cái thụ phấn tốt hơn, cây đậu trái được nhiều hơn.
- Chú ý bón phân lót và vun xới, làm cỏ, tưới nước, bổ sung dinh dưỡng trong các thời kỳ phát triển của cây.
Thu hoạch khổ qua rừng
Khổ qua rừng có thể thu hoạch quanh năm. Mỗi cây trường thành có thể cho thu hái nhiều bộ phận khác nhau. Tất cả những phần như lá non, lá già, quả và kể cả dây leo đều sử dụng được. Vì thế, thời gian thu hoạch thường kéo dài, xen kẽ cùng thời gian chăm sóc.
Lá non, ngọn và quả khổ qua rừng được dùng nhiều để chế biến món ăn. Còn thân và quả thì lấy làm dược liệu hoặc pha trà.
Sơ chế và bảo quản khổ qua rừng
Các bộ phận của khổ qua rừng có thể dùng ở dạng tươi hay khô đều được. Tuy nhiên, nếu muốn sử dụng khô, sau khi thu hái bạn cần sơ chế bằng cách phân loại, làm sạch, cắt khúc và phơi chúng ra nắng hoặc sấy nhẹ. Sau đó đợi nguội hẳn rồi mới đóng gói. Sau một thời gian nên đem phơi lại để tránh ẩm mốc.
Nếu dùng ở dạng tươi thì sau khi làm sạch bạn có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh từ 2 đến 3 ngày. Tuyệt đối không để ướt, tốt nhất là để ráo rồi cho vào túi hoặc hộp.
Trên đây là cách trồng, chăm sóc, chế biến và bảo quản khổ qua rừng. Hi vọng bài viết đã cung cấp những kiến thức hữu ích cho bạn đọc về dược liệu này. Chúc các bạn thành công.
Để biết thêm chi tiết về Khổ qua (mướp đắng rừng) và các loại thảo dược khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: Thôn Om Làng, Xã Cao Dương, Huyện Lương Sơn, Tỉnh Hòa bình
Hotline: 0976.836.586
Website: https://thaoduochoabinh.net/
* Lưu ý: Mọi tác dụng của dược liệu tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.