Những lưu ý khi sử dụng quả nhàu khô

uả nhàu có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, điều kinh, hoạt huyết

Quả nhàu là dược liệu tự nhiên có nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe. Trong Đông y, các thầy thuốc thường sử dụng loại quả này để an thần, nhuận tràng, chữa đau xương khớp, … Tuy nhiên khi sử dụng, người bệnh cần phải lưu ý một số điều để quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả cao. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ những điều cần lưu ý khi sử dụng quả nhàu khô.

Đặc điểm thực vật của cây nhàu

  • Cây nhàu còn gọi là nhàu rừng, nhàu núi, cây ngao, có tên khoa học là Morinda citrifolia L. thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
  • Cây nhàu thuộc loại thân gỗ, cao khoảng 6 – 8 m. Thân cành nhẵn, cành non mập mạp có 4 cạnh, hơi dẹt, có rãnh màu lục hoặc nâu nhạt.
  • Lá mọc đối, hình bầu dục, hoặc hình trứng.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá, màu trắng sau vàng nhạt.
  • Quả thịt, hình trứng hoặc hình cầu, gồm nhiều quả hạch dính vào nhau. Khi chín có màu vàng hoặc hồng nhạt.

Ở Việt Nam, nhàu thường mọc hoang ở vùng rừng thứ sinh hoặc rừng phục hồi sau nương rẫy, thậm chí cả ở vùng rừng ven biển. Cây được tìm thấy chủ yếu ở các tỉnh miền Trung, như Khánh Hòa, Bình Định…. Hiện nay có trồng nhiều nơi ở miền bắc như Hà Nội, Ba Vì, Thái Bình….

Cây nhàu thường mọc ở rừng thứ sinh
Cây nhàu thường mọc ở rừng thứ sinh

Thành phần hoạt chất có trong quả nhàu khô

Các bộ phận trên cây nhàu như vỏ cây, rễ, lá, quả đều có thể khai thác để làm thuốc. Quả nhàu khô được làm bằng cách thu hái khi quả đã già hoặc sắp chín; rửa sạch, để ráo nước, cắt thành từng khoanh tròn ngang quả dầy 5mm. Đem phơi trong bóng râm cho khô, nơi thoáng gió, hoặc sấy nhẹ ở nhiệt độ 50 độ C đến khô.

Vỏ rễ nhàu chứa thành phần moridon, acid rubicloric, alizarin α – methyl ether và một số dẫn chất của hợp chất anthraquinon. Lá nhàu chứa iridoidglycosid. Quả nhàu có chất damnacanthal, tinh dầu, rutin, acid asperulosid, nhiều nguyên tố vi lượng, trong đó có selen.

Tác dụng chữa bệnh của quả nhàu khô

Rễ nhàu có tác dụng hạ huyết áp mạnh và kéo dài, ức chế nhẹ đối với hệ thần kinh trung ương, ức chế nhiều loại tế bào ung thư. Ngoài ra, rễ nhàu còn có tác dụng giảm đau, chống viêm, hạ đường huyết.

Theo y học cổ truyền, quả nhàu có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, điều kinh, hoạt huyết. Được dùng trị táo bón, tiểu tiện không thông, điều kinh, hạ sốt, chữa ho, hen. Ngoài ra, còn dùng với tính chất tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Rễ nhàu có tác dụng trừ phong thấp, nhuận tràng, dùng trị đau nhức xương khớp, trị tăng huyết áp, bồi bổ cho phụ nữ sau sinh yếu mệt.

uả nhàu có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, điều kinh, hoạt huyết
uả nhàu có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, điều kinh, hoạt huyết

Xem thêm >>> Cách ngâm rượu quả nhàu khô

Những lưu ý khi dùng quả nhàu khô

Theo các chuyên gia thì khi dùng quả nhàu khô để chữa bệnh hay dùng trong cuộc sống hàng ngày cần phải chú ý những điều dưới đây để an toàn và hiệu quả.

Về liều lượng:

  • Những người khỏe và trẻ tuổi nên uống mỗi ngày khoảng 30ml nước thuốc từ dược liệu. Đối với người lớn tuổi hơn, uống 60ml mỗi ngày, chia làm 2 lần/ngày, uống vào buổi sáng và cuối chiều.
  • Nếu bắt đầu chữa bệnh bằng nước sắc từ trái nhàu khô, tháng đầu tiên nên uống khoảng 160ml/ngày, sau đó điều chỉnh liều lượng theo tùy tình trạng.
  • Người bị chấn thương đột ngột hoặc bị giải phẫu nên uống 180 – 240ml/ngày, về sau uống đều đặn từ 90 – 120ml/ngày.
  • Những người mắc những bệnh nguy hiểm như ung thư, tiểu đường thì nên uống thường xuyên từ 180 – 240ml/ngày.
  • Đối với những trường hợp gặp bệnh nguy hiểm đến tính mạng, nên uống từ 480 – 600ml/ngày, chia thành từng phần nhỏ uống theo giờ.
Cần uống đúng liều lượng để có hiệu quả điều trị tốt nhất
Cần uống đúng liều lượng để có hiệu quả điều trị tốt nhất

Những đối tượng cần lưu ý khi dùng:

  • Không dùng dược liệu cho người mắc huyết áp thấp.
  • Nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu đang sử dụng các loại thuốc hạ áp.
  • Nhàu có tác dụng thông kinh hoạt huyết vì thế KHÔNG sử dụng cho phụ nữ đang mang thai.
  • Thận trọng khi dùng các bài thuốc và nước ép nhàu cho bệnh nhân bị viêm thận.
  • Quả nhàu tươi khi chín cây có thể ăn trực tiếp, rất mát và không có độc.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về cây nhàu và dược liệu quả nhàu khô. Hi vọng những thông tin trên là hữu ích cho bạn đọc. Hãy lưu ý sử dụng quả nhàu khô đúng cách để đạt hiệu quả điều trị bệnh cao nhất nhé!

Để biết thêm chi tiết về Quả nhàu khô và các loại thảo dược khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:

CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng, Xã Cao Dương, Huyện Lương Sơn, Tỉnh Hòa bình

Hotline: 0976.836.586

Website: https://thaoduochoabinh.net/

* Lưu ý: Mọi tác dụng của dược liệu tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *