Quả nhàu khô là gì? Đặc điểm của quả nhàu khô?

Bạn có thể tự làm Quả nhàu khô tại nhà

Quả nhàu khô là một trong dược liệu tốt, được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc đông y. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến dược liệu này. Quả nhàu khô là gì? Để mọi người có thể hiểu hơn về loại dược liệu này, mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Quả nhàu khô là gì?

Cây nhàu có tên khoa học là Morinda Citrifolia thuộc họ Cà phê. Cây nhàu được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như: Cây Nhàu núi, cây Dâu Ấn Độ, Cây Noni, cây Dâu bãi biển, …

Cây nhàu là 1 loài cây thân gỗ. Phần thân cây nhàu nhẵn có chiều cao từ 6 – 8 mét.

Lá cây nhàu có hình bầu dục và mang màu xanh lục tươi mát. Lá nhàu có thể dài từ 12 – 30cm và chiều rộng từ 5 – 15 cm tùy vào từng lá.

Đến mùa nở hoa, người ta sẽ nhìn thấy những bông hoa màu trắng có đường kính từ 2 – 4 cm. Một bông hoa nhàu sẽ có từ 5 – 6 cánh, mỗi cánh hoa dài khoảng 2 – 3cm. Khi hoa nở, các cánh khoa xòe ra bên ngoài để nộ các nhụy hoa màu vàng nhạt. Dưới mỗi bông hoa thường có 5 nhị với kích thước bằng nhau.

Quả nhàu sẽ hình thành vào khoảng tháng 3 đến tháng 5 hàng năm. Khi còn non quả có màu xanh nhạt, khi quả già, màu sẽ bắt đầu ngả vàng. Sờ vào quả sẽ thấy nhẵn mịn, khi ngửi gần quả chín ta sẽ thấy có mùi khai thoang thoảng. Quả hình trứng, khi bẻ ra sẽ thấy nhiều quả hạch dính vào nhau, quả hạch có chứa cơm mềm, mọi người có thể ăn phần cơm này.

Cây nhàu (nhàu núi) thường được trồng ít nhất trong 12 tháng (1 năm) mới được chọn để cho thu hoạch quả. Những quả nhàu già, có các mắt căng mọng sẽ được hái xuống trước. Trái nhàu khô là loại quả đã được sơ chế của trái nhàu tươi.

Quả nhàu khô
Quả nhàu khô

Phân bố

Cây nhàu sống tại các vùng có khí hậu nhiệt đới và ôn đới. Do đó, có thể tìm thấy loài cây này tại Châu Á, Châu Úc. Tại Châu Á thường phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam.

Tại nước ta, cây nhàu thường được tìm thấy tại các vùng ẩm thấp mọc dọc theo các bờ sông, các kênh mương tại các tỉnh miền Nam. Loài cây này mọc nhiều nhất tại các rạch ở đồng bằng sông Cửu Long.

Thành phần hóa học trong quả nhàu khô

Theo Y học dân gian, quả nhàu khô có vị hăng nồng, tính mát. Quả nhàu phơi khô hay trái nhàu tươi đều là vị thuốc hữu hiệu chữa nhiều loại bệnh. Công dụng của trái nhàu dùng trong phòng ngừa và điều trị bệnh cao huyết áp, băng huyết, nhuận tràng, đau lưng, nhức mỏi, bệnh tiểu đường, mụn nhọt….

Theo các nghiên cứu khoa học, trong quả nhàu khô có chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe như: Khoảng 29 loại acid hữu cơ, các loại acid amin, Vitamin C, Tinh dầu, Sắt, Carotene, Canxi, …

Quả nhàu khô có chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe
Quả nhàu khô có chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe

Cách làm quả nhàu khô

Theo nghiên cứu, trong trái nhàu khô chứa rất nhiều thành phần như vitamin C, sắt, natri, kali, canxi, magie, axit hữu cơ, carotene và nhiều axit amin. Sử dụng nguyên liệu này đúng cách sẽ đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trái nhàu khô được làm qua các bước như sau:

Bước 1: Rửa sạch quả nhàu, vớt ra để ráo nước

Bước 2: Dùng một cái dao cắt bổ đôi quả nhàu theo chiều dọc

Bước 3: Rải trái nhàu đã được sơ chế này vào một cái mâm hoặc nong nia, đem phơi ngoài nắng to hay sấy khô. Thông thường sau khoảng 3 đến 4 nắng quả nhàu sẽ khô hoàn toàn. Khi quả chuyển sang màu đen, chất cứng, xù xì, mặt trong có màu vàng hoặc nâu thấy rõ hạt.

Bước 4: Đem quả nhàu khô sao vàng, hạ thổ. Bảo quản nó trong túi ni lông hoặc ở trong hộp kín, để nơi mát mẻ và khô ráo dùng dần.

Bạn có thể tự làm Quả nhàu khô tại nhà
Bạn có thể tự làm Quả nhàu khô tại nhà

Trên đây là một số đặc điểm của quả nhàu khô. Hi vọng những thông tin trên đã cung cấp cho bạn thêm những kiến thức thú vị để biết Quả nhàu khô là gì? Chúc bạn sử dụng dược liệu thành công trong việc điều trị bệnh.

Xem thêm >>> Tác dụng của khổ qua rừng

Để biết thêm chi tiết về Quả nhàu khô và các loại thảo dược khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:

CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng, Xã Cao Dương, Huyện Lương Sơn, Tỉnh Hòa bình

Hotline: 0976.836.586

Website: https://thaoduochoabinh.net/

* Lưu ý: Mọi tác dụng của dược liệu tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *