Thổ phục linh là dược liệu quý được sử dụng từ lâu đời với rất nhiều công trong y học. Tuy nhiên, cũng như các vị thuốc khác, để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất thì người sử dụng cũng cần phải nắm được những lưu ý khi dùng thuốc. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu cho bạn một số điều cần lưu ý khi sử dụng Thổ phục linh để bạn có thể tránh những tác dụng không mong muốn.
Mô tả dược liệu Thổ phục linh
Thổ phục linh là dạng cây dây leo, thân mềm, toàn thân không có gai, sống lâu năm. Thân cây có thể dài đến 10 mét với nhiều tua cuốn và các nhánh không gai.
Cây có phần rễ cứng cáp, hình trụ dẹt, kích thước không đều. Bên ngoài của thân có màu nâu vàng, lồi lõm gồm rễ và chồi con mọc ra. Vỏ rễ còn có các vẩy nến sót lại và vân nứt không đều.
Lá cây thổ phục linh thường mọc so le, dài khoảng 5 – 10 cm, màu xanh và có 3 gân chính. Phiến lá có hình bầu dục thuôn, đầu nhọn và kèm theo tua cuốn do hai lá kèm biến đổi. Mặt trên của lá có màu đậm và bóng hơn so với mặt dưới.
Hoa dạng cụm hay tán nhỏ, 20 – 30 hoa nhỏ và có màu hồng, một số hoa điểm màu chấm đỏ. Hoa đực và hoa cái đều mọc ở kẽ lé nối với thân bởi cuống hoa dài. Bầu hoa hình cầu, nhị không cuống và bao phấn thuôn.
Quả hình tròn và nhỏ, mọc thành chùm, kích thước khoảng 8 – 10mm. Khi còn nhỏ có màu xanh, khi chín chuyển sang màu tím, đỏ và lúc chín hẳn sẽ có màu đen. Mỗi quả có 2 – 4 hạt, hình trứng.
Hoa của cây thổ phục linh thường nở vào giữa năm, khoảng tháng 5 – 6 và ra quả vào mùa tháng 7 – 10 hằng năm.
Thổ phục linh có độc không?
Theo Đông y, thổ phục linh vị hơi ngọt, tính bình quy vào kinh can và vị. Có công dụng giải độc, trừ phong thấp, làm mạnh gân cốt. Chủ trị trong các chứng đau nhức xương khớp, phong thấp, chứng cước khí (chân tay phù nề đau nhức); co rút gân cơ, nhức mỏi cơ, mụn nhọt, mẩn ngứa; đau bụng kinh, ngộ độc thủy ngân, mề đay…
Trên thực nghiệm chứng minh thổ phục linh có tác dụng giải độc; giảm đau và chống viêm, tăng cường sức mạnh gân cốt; chữa đau xương khớp.
Thổ phục linh có tác dụng điều trị bệnh hiệu quả nếu sử dụng đúng liều lượng. Khi dùng với liều cao Thổ phục linh có thể gây kích thích dạ dày. Một số trường hợp có thể bị dị ứng với thảo dược này. Thông báo cho thầy thuốc ngay nếu bạn gặp bất cứ tác dụng phụ nào xấu xảy ra trong quá trình điều trị bệnh bằng thổ phục linh.
Xem thêm >>> Cách ngâm rượu thổ phục linh
Lưu ý khi sử dụng thổ phục linh
Bất kỳ một vị thuốc nào cũng có thể gây ra tác dụng phụ, tương tác với các thuốc hoặc tình trạng sức khỏe hiện tại của người dùng. Vì vậy, khi sử dụng dược liệu thổ phục linh, người dùng nên lưu ý:
- Theo đông y, thổ phục linh không dùng cho người có chứng can thận âm hư, tỳ vị hư hàn. Bệnh nhân bị dị ứng với thổ phục linh hoặc bất kì chất nào có trong dược liệu này.
- Nếu dùng liều quá cao có thể gây kích ứng dạ dày, một số trường hợp có thể bị dị ứng. Nên dùng liều trong khoảng từ 15 đến 30g mỗi ngày.
- Thận trọng khi dùng cho phụ nữ mang thai, cho con bú; người đang dùng các thuốc tân dược, thảo dược và thực phẩm chức năng; người mắc bệnh lý đặc biệt như hen suyễn hoặc các vấn đề về thận.
- Thổ phục linh kiêng kỵ dùng với nước trà. Dùng hai loại này cùng lúc có thể dẫn đến rụng tóc cho nên cần tránh dùng chung.
- Tương tác thuốc có thể xảy ra giữa thổ phục linh với các thuốc như Digoxin, Lithium cho nên không dùng chung với nhau.
Nếu tương tác xảy ra, nó có thể làm giảm tác dụng của thuốc hoặc gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, hãy thông báo cho thầy thuốc biết nếu bạn được kê đơn có thổ phục linh.
Như vậy, thông qua bài viết bạn đã biết những lưu ý khi sử dụng Thổ phục linh. Mặc dù là thảo dược nhưng cũng không được lạm dụng và dùng kéo dài. Chỉ nên dùng để trị bệnh khi được thầy thuốc tư vấn. Để biết thêm chi tiết về Thổ phục linh và các loại thảo dược khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: Thôn Om Làng, Xã Cao Dương, Huyện Lương Sơn, Tỉnh Hòa bình
Hotline: 0976.836.586
Website: https://thaoduochoabinh.net/
* Lưu ý: Mọi tác dụng của dược liệu tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.