Cây cối xay là một loại dược liệu được dùng làm thuốc chữa bệnh nhưng không nhiều người biết đến. Cây cối xay là cây gì? Đặc điểm nhận biết cây cối xay như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của chúng tôi!
Mô tả dược liệu Cây cối xay
Cây cối xay có tên khoa học là Abutilon indicum (L.) Sweet, thuộc họ bông (Malvaceae). Trong dân gian cây còn được gọi với một số tên khác như là cây dằng xay, kim hoa thảo, ma mãnh thảo, quýnh ma, ma bản thảo hay nhĩ hương thảo, co tó tép (Thái), phao tôn (Tày)…
- Cây cối xay là một loại cây nhỏ, sống dai, thường mọc thành bụi, cao từ 1 – 1.5m. Toàn thân và các bộ phận của cây có lông mềm hình sao.
- Lá cây cối xay có hình tim, cuống dài, mép khía răng, mọc so le nhau.
- Hoa cối xay có màu vàng, mọc riêng lẻ ở các kẽ lá, cuống gấp khúc dài bằng cuống lá.
- Quả gồm tới 20 lá noãn dính nhau trông giống như cái cối xay, có lông nên có tên gọi như vậy. Mỗi lá noãn chứa 3 hạt hình thận, nhẵn, màu đen nhạt. Mùa hoa vào tháng 2 – 4, mùa quả vào tháng 4 – 6.
Phân bố
Cây cối xay là thực vật thường mọc ở những nơi có khí hậu nhiệt đới. Cây được tìm thấy ở nhiều nước Châu Á như: Thái Lan, Ấn Độ, Lào, Campuchia, ….
Ở Việt Nam, cây mọc hoang và được trồng ở khắp nơi trong cả nước. Thường gặp ở các bờ rào, bãi hoang, chân đồi, nương rẫy. Nhiều nhất là ở Hòa Bình. Người dân ở đây thường dùng loại thảo dược này kết hợp với dược liệu khác tạo thành bài thuốc để chữa bệnh trĩ.
Cách trồng cây cối xay
Cây cối xay là loại thực vật dễ sinh trưởng và phát triển trong mọi điều kiện. Thích hợp nhất là nơi có ánh sáng tốt, nhiệt độ từ 25 – 35 độ C.
Cây thường được trồng bằng hạt. Trước khi đem đi trồng cần ngâm hạt giống trong nước ấm khoảng 2h. Đem hạt đã ngâm gieo vào đất, mỗi cây cách nhau 50cm. Tiến hành cắt tỉa khi cây phát triển được khoảng 20cm và chăm sóc đến khi thu hoạch.
Thu hái và chế biến
Thường người ta dùng lá, thân, rễ và quả tươi hay khô để làm thuốc. Vỏ thân còn cho một thứ sợi trắng bóng, dùng làm dây buộc.
Cây thường ra hoa và kết quả vào tháng 6 – 7, do vậy người dân thường thu hoạch dược liệu này vào tháng 8 – 9. Tất cả các bộ phận của cây đều có tác dụng chữa bệnh nên người ta thường thu hái cả lá, thân, rễ, quả để làm thuốc. Dược liệu được thu hái về đem rửa sạch đất, cắt khúc ngắn, dùng tươi hoặc phơi sấy khô để dùng dần.
Thành phần hóa học của dược liệu cây cối xay
Trong tinh dầu chiết xuất từ dược liệu có chứa các chất như alemen,b-pinen, borneol, caryophyllen oxyd, cineol, geraniol, feranyl aceta,…
Hạt chữa raffinose 1,6% và 4,21% dầu nửa khô, chủ yêu slaf glycerid của acid linileic, oleic, palmitic stearic. Lá chứa chất nhầy cùng với asparagin. Rễ giàu dầu béo.
Cách sử dụng dược liệu cây cối xay
Theo Đông y, cây cối xay có vị hơi ngọt, tính bình. Tác dụng tán phong, thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, long đờm, lợi tiểu. Dược liệu thường được dùng điều trị cảm mạo phong nhiệt, sốt, đau đầu, tiểu tiện vàng đỏ, đái rắt buốt, phù thũng, lở ngứa, dị ứng, …
Thông thường lá của cây tươi được sử dụng để giã nát, đắp ngoài da chữa mụn nhọt. Bên cạnh đó cối xay khô cũng được sử dụng để sắc nước uống. Bộ phận thường dùng gồm cả thân rễ và lá.
Liều lượng: Ngày dùng 10-15g dưới dạng thuốc sắc. Với cách bôi ngoài da có thể cân chỉnh lượng vừa đủ không quá dày.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về dược liệu cây cối xay. Hi vọng qua bài viết bạn đã biết cây cối xay là cây gì? Và có những hiểu biết nhất định về loại dược liệu này.
Xem thêm >>> Tác dụng của cây chìa vôi
Để biết thêm chi tiết về cây cối xay và các loại thảo dược khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: Thôn Om Làng, Xã Cao Dương, Huyện Lương Sơn, Tỉnh Hòa bình
Hotline: 0976.836.586
Website: https://thaoduochoabinh.net/
* Lưu ý: Mọi tác dụng của dược liệu tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.