Cây chìa vôi được biết đến với công dụng giúp những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, cải thiện được những cơn đau nhức. Ngoài ra, dược liệu này còn giúp điều trị và phòng ngừa được nhiều bệnh lý khác. Sau đây là một số bài thuốc hay có sử dụng cây chìa vôi.
Đặc điểm thực vật của cây chìa vôi
Cây chìa vôi là loại thực vật có thân leo. Lá đơn, có hình dạng thay đổi, thường xẻ thùy chân vịt, phía cuống hình tim. Lá dài và rộng từ 6 – 8cm, những lá phía gốc hình mác, hầu như nguyên. Lá phía trên chia 5 – 7 thùy, dài gần bằng nhau, mép hơi có răng cưa.
Hoa màu vàng nhạt, mọc thành ngù đối diện với lá. Quả nang tròn, 5 – 6mm, khi chín màu đen.
Củ tròn, to cỡ quả trứng gà, hai đầu củ hơi nhọn, ngoài đen, trong trắng. Có một số củ dính liền vào gốc cây.
Dược tính của cây chìa vôi
Thân, lá và củ của chìa vôi đều có thể sử dụng làm thuốc. Thân và lá thường cắt ngắn, sao cho nóng, phơi khô. Khi dùng thường ngâm nước vo gạo hoặc tẩm rượu sao. Củ có thể đào quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa thu – đông. Đào về, ngâm nước một đêm cho mềm, rồi thái mỏng, phơi khô. Khi dùng cũng thường đem ngâm nước vo gạo.
Theo Đông y, dây chìa vôi có vị ngọt đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán kết, hành huyết. Được dùng chữa xương khớp cơ gân đau nhức, viêm thận, ung nhọt lở ngứa, sưng hạch bạch huyết, rắn độc cắn…
Lá chìa vôi có vị đắng, tính lạnh, hơi độc (hữu tiểu độc); có tác dụng trừ nhọt độc, tiêu thũng. Được dùng chữa ung nhọt, lở ngứa, chai chân lên mắt cá, …
Củ chìa vôi có vị đắng chua, tính bình. Có tác dụng thông kinh, tán huyết ứ, trừ tê thấp, lợi tiểu, tiêu độc, sát trùng. Thường được sử dụng với tác dụng như dây và lá.
Các bài thuốc chữa bệnh hay từ cây chìa vôi
Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm
Bài thuốc uống: Lấy cây chìa vôi 40g; rau dền gai, cỏ xước, cây tầm gửi, lá lốt đồng lượng 20g. Các dược liệu đem rửa sạch rồi cho vào ấm sắc cùng với 1 lít nước. Đun sôi nhỏ lửa đến khi còn khoảng 500ml thì tắt bếp. Chắt lọc lấy nước chia uống 3 lần trong ngày sau bữa ăn khoảng 30 phút. Nên uống khi thuốc còn ấm và duy trì liên tục trong ít nhất 1 tháng.
Bài thuốc đắp: Lấy 1 nắm lá chìa vôi và 1 thìa muối hạt. Rửa sạch lá, cho vào rang nóng lá cùng với muối. Dùng miếng vải bọc lại và đắp trực tiếp lên vị trí đau nhức. Mỗi ngày nên áp dụng 2 lần, tránh để nhiệt độ quá nóng.
Bài thuốc chữa thoái hóa cột sống
Dùng cây chìa vôi 50g, ngưu tất 40g, cẩu tích 20g, đương quy 20g, xuyên khung 10g và 1 lít rượu trắng. Rửa sạch, để ráo. Cho toàn bộ thuốc vào bình thủy tinh rồi đổ rượu vào ngâm. Ngâm thuốc trong khoảng 1 tuần là có thể mang ra dùng. Dùng ngày 2 lần, mỗi lần chỉ nên uống 20ml đến khi hết bệnh.
Bài thuốc giảm đau nhức xương khớp
Chuẩn bị 20g chìa vôi cùng với khoảng 15g lá lốt. Đem rửa sạch dược liệu rồi sắc với khoảng 500ml nước trên lửa nhỏ. Khi sắc còn 250ml thì tắt bếp. Chia thuốc làm 3 lần uống trong ngày, nên uống khi còn ấm nóng.
Bài thuốc trị lở ngứa, ung nhọt
Chuẩn bị 1 nắm lá chìa vôi, thổ phục linh 20g, kim ngân hoa 10, bồ công anh 10g. Các dược liệu đem rửa sạch. Dùng lá chìa vôi tươi, giã đắp vào chỗ bị bệnh. Kết hợp với uống thuốc tiêu độc: thổ phục linh, kim ngân hoa, bồ công anh, sắc nước uống trong ngày.
Bài thuốc Chữa phong thấp, cơ xương đau nhức
Dùng Dây chìa vôi 20g, dây đau xương 15g, cây lá lốt (nhổ liền cả rễ) 15g. Đem dược liệu rửa sạch, để ráo nước. Cho vào sao vàng, hạ thổ, sắc nước uống trong ngày.
Hoặc: Dây chìa vôi 20g, cành dâu 15g, quế chi 10g, bạch chỉ 10g; sắc nước uống ngày 1 thang.
Bài thuốc chữa bong gân, chấn thương sưng nề, tụ máu
Lấy Lá chìa vôi, lá thầu dầu tía đồng lượng. Đem giã nát, trộn với giấm hoặc rượu, sao nóng, đắp và bó vào chỗ chấn thương, ngày thay thuốc 1-2 lần.
Lưu ý: Không dùng loại thảo dược này cho chị em đang mang bầu hoặc những người đang cho con bú.
Xem thêm >>> Lưu ý sử dụng cây chìa vôi
Để biết thêm chi tiết về cây (dây) chìa vôi và các loại thảo dược khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: Thôn Om Làng, Xã Cao Dương, Huyện Lương Sơn, Tỉnh Hòa bình
Hotline: 0976.836.586
Website: https://thaoduochoabinh.net/
* Lưu ý: Mọi tác dụng của dược liệu tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.