Vào mùa mưa số người nhập viện cấp cứu do bị rắn độc cắn lại gia tăng. Nếu sơ cứu khi bị rắn độc cắn không đúng cách, nạn nhân có nguy cơ bị hoại tử, nhiễm trùng máu, hay thậm chí là tử vong. Cây chìa vôi thường được người dân dùng để sơ cứu khi bị rắn cắn.
Nhận biết dấu hiệu bị rắn độc cắn
Trừ một số loài rắn có nọc độc gọi là rắn độc, còn lại đa số rắn thường không nguy hiểm gọi là rắn lành. Điều cần thiết là phải nhận dạng loại rắn đó là rắn gì để kịp thời thông báo cho nhân viên y tế để điều trị bằng kháng huyết thanh phù hợp.
Rắn độc có 2 họ:
- Họ rắn hổ: rắn hổ đất, hổ chúa, hổ mèo, cạp nong, cạp nia
- Họ rắn lục: rắn lục xanh, chàm quạp
Quan sát nhanh vết cắn giúp ích cho việc xác định có phải bị rắn độc cắn hay không bằng các dấu hiệu:
- Sưng nhiều, đau nhức nhiều ở chỗ bị cắn
- Vết cắn có 2 dấu răng nọc
Rắn họ lục:
- Dấu hiệu tại chỗ: sưng, bầm, hoại tử và da phồng rộp chứa đầy dịch
- Rối loạn đông máu: xuất huyết da, niêm
Rắn họ hổ:
- Dấu hiệu tại chỗ ít
- Dấu hiệu toàn thân: chóng mặt, buồn nôn, khó thở, yếu liệt chi
Sơ cứu nạn nhân khi bị rắn cắn
- Trấn an nạn nhân để tránh nọc độc lan nhanh
- Ngăn không cho nọc độc lan khắp cơ thể
- Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế
Cách sơ cứu khi bị rắn cắn với cây chìa vôi
Bất cứ trường hợp nào bị rắn cắn, ngay cả khi xác định là rắn lành đều cần theo dõi sát như là một trường hợp rắn độc cắn, ít nhất là trong 6 giờ đầu. Đặc biệt khi bị rắn độc cắn hoặc nghi ngờ rắn độc cắn, cần thực hiện các biện pháp sơ cứu ngay và nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế.
Cách sơ cứu khi bị rắn cắn:
- Cho nạn nhân nằm yên, trấn an họ
- Bất động và đặt nơi bị cắn thấp hơn so với tim để hạn chế hấp thu nọc độc
- Rửa sạch vết thương bằng xà bông và nước
- Phủ lên vết cắn bằng gạc mát để giảm đau, sưng
- Băng thun hoặc vải sạch lên vết thương và phía trên vết thương.
- Nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế để nơi đây xác định loại rắn cắn và chích huyết thanh kháng nọc phù hợp.
Bạn có thể dùng cây chìa vôi để sơ cứu khi bị rắn cắn. Nhưng ngay sau đó, cần đưa người bệnh cấp cứu để xử lý độc tố và băng bó viết thương kịp thời.
- Chuẩn bị: 1 nắm lá chìa vôi.
- Thực hiện: Đem rửa sạch rồi giã với muối sau đó nhai trực tiếp và nuốt dần nước. Phần bã giữ lại để đắp lên vết thương và dùng băng để cố định lại.
Xem thêm >>> cây chìa vôi trị sỏi niệu quản
Cách đề phòng rắn cắn
- Biết về loại rắn trong vùng, biết khu vực rắn thích sống hoặc ẩn nấp.
- Đi ủng, giày cao cổ và quần dài, đặc biệt khi đi trong đêm tối, đội thêm mũ rộng vành nếu đi trong rừng hoặc đi ở khu vực nhiều cây cỏ.
- Càng tránh xa rắn thì càng tốt, đầu rắn đã chết vẫn có thể cắn người. Không bắt rắn, đuổi hoặc dồn ép rắn trong khu vực khép kín.
- Không sống ở gần các nơi rắn thích cư trú hoặc thích đến như các đống gạch vụn, đống đổ nát, đống rác, nơi nuôi các động vật của gia đình.
- Để tránh bị rắn biển cắn, người dân không nên bắt rắn ở trong lưới hoặc dây câu.
- Dùng đèn nếu ở trong bóng tối hoặc vào ban đêm.
- Không chủ động bắt rắn, trêu rắn, sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động với những người làm nghề nuôi rắn độc.
Trên đây là cách sơ cứu khi bị rắn cắn bằng cây chìa vôi. Khi bị rắn cắn hoặc gặp người bị rắn cắn, bạn hãy bình tĩnh xử lý trước khi đến cơ sở y tế để điều trị, tránh sơ cứu quá muộn gây biến chứng nguy hiểm cho bản thân và người bệnh.
Để biết thêm chi tiết về cây (dây) chìa vôi và các loại thảo dược khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: Thôn Om Làng, Xã Cao Dương, Huyện Lương Sơn, Tỉnh Hòa bình
Hotline: 0976.836.586
Website: https://thaoduochoabinh.net/
* Lưu ý: Mọi tác dụng của dược liệu tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.