Cây an xoa là loại cây mọc hoang ở vùng rừng núi cao, ven sông, ven suối, nơi ẩm ướt. Sau khi phát hiện ra tác dụng tuyệt vời của cây thuốc, nhiều nơi đã tiến hành nuôi trồng cây an xoa để làm thuốc. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây an xoa như thế nào để cho năng suất cao? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
1. Làm đất trồng cây
Chọn nơi trồng rồi tiến hành xới đất. Đây là 1 công đoạn quan trọng trong những công đoạn để đất trở nên tơi xốp. Do vậy khi làm chúng ta có thể từ tốn, cẩn thận thực hiện.
Sau khi chúng ta xới đất tơi xốp, bước tiếp theo ta sẽ chuẩn bị các nguyên liệu như Phân Trấu, xác Dừa. Đem 2 thành phần này bao phủ lên trên bề mặt lớp đất.
2. Ươm trồng cây giống
Để ươm trồng cây an xoa chúng ta có 2 cách trồng, đó là trồng bằng hạt giống và trồng bằng cành.
+ Nếu bạn gieo trồng bằng hạt: Đây là cách được lựa chọn phổ biến nhất, dễ và ai cũng có thể thực hiện. Trước khi gieo trồng, nên ngâm hạt với nước ấm tầm 3 tiếng rồi mới đưa ra vườn gieo. Trong quá trình gieo hạt, chúng ta nên sử dụng mái hiên hoặc lớp phủ che chắn ánh nắng trực tiếp chiếu vào nhằm duy trì độ ẩm cần thiết để hạt nảy mầm. Mỗi ngày, chúng ta thực hiện tưới nước 2-3 lần/ngày. Mục đích để đất có thể độ tươi xốp, giảm nhiệt, làm mát đất và hạt giống. Sau vài tuần, ta sẽ thấy phần hạt giống ra cây con. Nếu thấy cây cao khoảng 10 – 20 cm, đó cũng là lúc bứng ra trồng.
+ Nếu bạn gieo trồng bằng cành: Bước đầu chúng ta sẽ lựa chọn những cành có hình dáng to, khỏe đường kính cành khoảng 1-2 cm, dài 15cm. Tiếp theo ta chặt vát rồi chấm vào dung dịch kích rễ, đưa ra bầu ươm. Trong quá trình ươm bầu ta nên hạn chế ánh nắng trực tiếp. Nên để nơi thoáng mát kèm với việc tưới nước đầy đủ. Chỉ sau 1-2 tháng, chúng ta sẽ thu nhặt được thành quả khi thấy cành bắt đầu nảy mầm, ra rễ. Sau 2-3 tháng ươm trồng, ta có thể mang cây ra vườn trồng thoải mái.
3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây an xoa
Kỹ thuật trồng cây an xoa
Đào sẵn hố nhỏ trong vườn, nên chọn nơi có ánh sáng tốt. Vì đặc tính của cây là sống theo bụi nên trồng khoảng 3 cây trở lên. Hố trồng đào với kích thước 60 x 60 cm (cây cách cây 60 cm và hàng cách hàng 60 cm). Kích thước hố trồng rộng 20 x sâu 20 cm.
Bạn lấy cả cây non và đất đem gieo xuống hố trong vườn đã được đào sẵn. Nên nhẹ tay, tránh làm đứt rễ, vỡ bầu cây. Sau khi đặt cây xuống hố, lấp đất mịn xung quanh bầu, nhấn hơi chặt đất xung quanh bầu.
Chúng ta nên thường xuyên tưới nước để cây con dần trở nên cứng cáp thì mới có thể phát triển tự nhiên.
Chăm sóc cây an xoa
Đặc tính của Cây An Xoa vốn là cây thuốc mọc hoang, nên rất dễ trồng và cũng không đòi hỏi yêu cầu chăm sóc quá nhiều. Sau khi trồng, do rễ cây còn yếu nên cần chăm sóc và tưới nước đầy đủ trong khoảng 1 tháng để cây hồi nhanh và phát triển tốt.
Sau khi cây bén rễ, cây thuốc này ưa ẩm nên chỉ cần tưới nước cho cây đầy đủ là được. Để cây lớn nhanh hơn, bạn có thể bón phân chuồng đã ủ mục kết hợp với phân NPK.
4. Thu hoạch và bào chế cây an xoa
Toàn bộ mọi bộ phận của cây thuốc gồm thân cành, lá, hoa quả đều có thể được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Đây là loại cây sống lâu năm trong rừng, có thể thu hái quanh năm. Nhưng kinh nghiệm dân gian cho thấy, tháng 9 – tháng 12 (mùa đông) là thời điểm thu hoạch tốt nhất. Thời điểm này, cây thuốc có thành phần dược tính trọn vẹn và cao nhất.
Khi thu hoạch, người dân chặt toàn bộ phần cây trên mặt đất, chặt thành từng khúc nhỏ. Rửa sạch sẽ rồi đem phơi hoặc sấy khô.
Cây an xoa khô được bảo quản trong túi kín, để nơi khô ráo, thoáng gió, tránh gần nguồn nước. Thỉnh thoảng có thể đem phơi nắng lại để tránh ẩm mốc, sâu mọt và dùng được thời gian lâu hơn.
Xem thêm >>> Tác dụng của cây an xoa
Trên đây là kỹ thuật trồng và chăm sóc cây an xoa. Hi vọng bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết để bạn có thể gieo trồng cây an xoa làm cây thuốc gia đình mình.
Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: Thôn Om Làng, Xã Cao Dương, Huyện Lương Sơn, Tỉnh Hòa bình
Hotline: 0976.836.586
Website: https://thaoduochoabinh.net/
* Lưu ý: Mọi tác dụng của dược liệu tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.