Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây chè vằng

Chè vằng - dược liệu thiên nhiên có tác dụng tốt cho sức khỏe

Cây chè vằng thường mọc hoang ở các vùng núi, được sử dụng như loại thuốc chữa được nhiều bệnh khác nhau. Hiện nay, chè vằng được trồng phổ biến ở một số vùng, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Cách trồng và chăm sóc cây chè vằng như thế nào để có năng suất thu hoạch cao? Mời bạn theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ thêm về vấn đề này.

Đặc điểm của cây chè vằng

Chè vằng thuộc giống cây mọc bụi nhỏ, có thân cứng, chia thành nhiều đốt. Lá cây chè văgng thường có 3 gân dọc lá, 2 gân bên uốn cong theo đường viền của mép lá. Hoa chè vằng thường màu trắng, mọc ở đầu ngọn cành. Quả có dạng hình cầu, kích thước nhỏ tương đương với hạt ngô, khi chín quả có màu vàng, mỗi quả bên trong đều chứa 1 hạt. Vì có hình dạng và đặc điểm khá giống với cây lá ngón, nên cây chè vằng thường rất hay bị nhầm lẫn.

Cây chè vằng có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, có khả năng chống chọi với nhiều điều kiện sống khác nhau. Ở nhiều nơi chè vằng có thể mọc hoang không cần chăm sóc nhưng vẫn phát triển bình thường.

Chè vằng -  dược liệu thiên nhiên có tác dụng tốt cho sức khỏe
Chè vằng – dược liệu thiên nhiên có tác dụng tốt cho sức khỏe

Xem thêm >>> Tác dụng của cây chè vằng

Cách trồng và chăm sóc cây chè vằng

Cách nhân giống cây chè vằng

Đối với phương pháp trồng bằng hạt: cần chọn những hạt to, chắc khỏe, có khả năng nảy mầm cao. Khi gieo hạt nên gieo vào mùa xuân, hoặc vào những khi điều kiện thời tiết mát mẻ.

Nhân giống bằng phương pháp giâm hom: Nên chọn những cây mẹ đang phát triển tốt, khỏe mạnh. Cắt hom bánh tẻ với đường kính từ 0.6 – 0.8 cm, dài khoảng 20 – 30 cm. Giâm hom giống xuống cát ẩm trong 20 ngày. Khi cây đã ra rễ thì tiến hành bứng cây giống vào bầu đất có thành phần ½ đất cát pha lẫn ½ đất thịt. Cung cấp độ ẩm đầy đủ cho cây giống hàng ngày. Sau khoảng 3 tháng, cây giống đã phát triển mạnh về rễ cũng như thân, thì có thể tiến hành đem ra đất trồng.

Cách trồng cây chè vằng

Chuẩn bị đất trồng

  • Chọn những nơi thoáng đãng, đất tương đối tốt, đất thịt xốp, thấm nước nhanh. Thường ven rừng, ven đồi hoặc ven đường đi, chỗ trống trong rừng.
  • Làm đất theo hố, kích thước 30 x 30 x 30 cm.
  • Chú ý, không trồng chè vằng ở những chỗ đất chua, ẩm ướt nhiều. Cây sẽ rất dễ bị chết úng hoặc sâu bệnh dễ dàng phát triển và tấn công. Trước khi trồng sử dụng thêm hỗn hợp phân chuồng hoai mục, phân lân, và 1 ít lượng vôi bột để cân bằng lại các khoáng chất trong đất.
Cây chè vằng thường trồng ở nơi đất xốp, không ngập nước
Cây chè vằng thường trồng ở nơi đất xốp, không ngập nước

Cách trồng

Chè vằng nên trồng vào mùa xuân (tháng 1 – 2) hoặc mùa thu (tháng 9 – 11)

Chè vằng được trồng theo các hố trồng, mỗi hố nên trồng cách nhau từ 0.7 – 1.2m.  Hàng cách hàng 40 cm, hai hàng kép cách nhau 60 cm. Tùy thuộc vào loại đất, đất tốt trồng thưa, đất xấu trồng dày.

Khi trồng, tách nhẹ bao đất ra khỏi bầu đất, nên cẩn thận để tránh làm bể bầu đất gây ảnh hưởng xấu tới cây. Đặt cây giống nhẹ nhàng vào các hốc trồng, lấp đất nhẹ nhàng, nén chặt phần rễ để cố định cho cây.

Phủ 1 lớp cỏ mục để nước không bị bốc hơi nhanh. Tưới nước ngay sau đó để cây giống hồi phục và thích nghi với môi trường sống mới.

Cách chăm sóc cây chè vằng

Tưới nước

Chè vằng thực tế không cần quá nhiều nước. Chỉ cần chú trọng trong giai đoạn hoặc mùa khô 2 ngày/lần là đủ. Không nên tưới quá nhiều nước cây sẽ bị ngập và thoát nước không kịp.

Cần tưới nước, làm sạch cỏ để cây phát triển tốt
Cần tưới nước, làm sạch cỏ để cây phát triển tốt

Bón phân

Cây chè vằng có thể tự mọc và phát triển bình thường mà không bón phân. Tuy nhiên bạn cũng có thể bón thêm phân chuồng ủ mục cho cây theo định kỳ 2 tháng/lần, để cây phát triển tốt hơn.

Làm cọc cho cây leo

Thân chè vằng có chiều dài lên đến hàng chục mét, vì vậy nên tiến hành làm cọc cho thân leo. Sau đó dùng dây cột nhẹ thân với cọc thành khuôn cho chè vằng phát triển.

Thường xuyên làm sạch cỏ quanh gốc và vệ sinh vườn sạch sẽ để các mầm bệnh không có điều kiện để sinh trưởng gây hại cho cây.

Cách phòng trừ sâu bệnh cho cây chè vằng

Cây Chè vằng tương đối ít bị sâu bệnh hại tấn công. Nếu có thì các đối tượng sâu bệnh hại trên cây chủ yếu như: Sâu cuốn lá, sâu xanh, sử dụng các loại thuốc thảo mộc hoặc thuốc hữu cơ sinh học để phòng trừ.

Hy vọng với những kinh nghiệm chia sẻ về cây chè vằng trên, sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về cách trồng và chăm sóc cây chè vằng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.

Nếu cần thêm thông tin, hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:

CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng, Xã Cao Dương, Huyện Lương Sơn, Tỉnh Hòa bình

Hotline: 0976.836.586

Website: https://thaoduochoabinh.net/

* Lưu ý: Mọi tác dụng của dược liệu tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *